Một góc dành riêng cho trẻ và bạn bè của chúng học mà chơi - chơi mà học có thể giúp hạn chế số lượng đồ đạc bừa bộn trong phần còn lại của ngôi nhà.
Hãy thử thực hiện một số ý tưởng lưu trữ đồ chơi được các nhà thiết kế của BHG liệt kê, để dễ dàng sắp xếp và giúp trẻ có ý thức trong việc dọn dẹp ngăn nắp thế giới riêng của mình.
1. Che giấu sự lộn xộn trong cánh cửa tủ
Nếu chỗ chơi cho trẻ nằm trong không gian sinh hoạt chung của gia đình, hãy xem xét giải pháp lưu trữ trong các hệ thống tủ kệ để tránh sự lộn xộn về mặt thị giác.
Bạn chỉ cần sắp xếp đồ chơi lên kệ, sử dụng giỏ để đựng những món đồ nhỏ hơn và chỉ cần đóng cửa tủ khi giờ chơi kết thúc.
2. Tận dụng gầm cầu thang
Tận dụng không gian mở dưới cầu thang để thiết kế chúng thành nơi cất giữ đồ đạc cho trẻ.
Thêm các giỏ đan, hộp giấy... ở các kệ thấp để trẻ có thể tự sắp xếp đồ chơi và lấy được thứ mình muốn khi cần.
3. Sắp xếp và dán nhãn
Những chiếc thùng trong suốt có thể giúp trẻ nhận biết các vật dụng cần đến. Tuy nhiên, khi quyết định thiết lập nơi chứa đồ chơi cho trẻ, hãy luôn đặt mục tiêu phân chia các vật dụng theo từng loại.
Dù không cần phân chia quá cụ thể, nhưng việc thêm những tấm nhãn vào thùng sẽ giúp ích, đặc biệt nếu ai đó, chẳng hạn người giữ trẻ, cần lấy đồ trên kệ cao.
4. Mã màu
Không có cách nào đúng hay sai để sắp xếp những quyển sách. Tuy nhiên, nếu con bạn đang học về màu sắc, hãy cân nhắc việc sắp xếp chúng theo thứ tự theo màu, chẳng hạn một cầu vồng trên kệ.
Không chỉ khuyến khích sự tiến bộ của trẻ, việc làm đơn giản này còn tạo điểm nhấn trang trí cho không gian sống của trẻ.
5. Khay và thùng chuyên dụng
Nếu bạn thích kiểu dáng hợp lý của những hộp đựng đồ, hãy sử dụng những chiếc thùng hay những chiếc khay chuyên dụng.
Giữ các vật dụng giống nhau hoặc từng loại đồ chơi trong cùng một thùng và sắp xếp chúng theo từng khu thật dễ nhìn.
6. Xếp chồng lên nhau
Tương tự hình khối, các ngăn xếp mô đun lý tưởng để cất giữ trong phòng chơi vì chúng có thể phát triển và mở rộng cùng với con bạn.
Những thứ từng dùng để đựng búp bê trẻ em và xe tải lớn sau này có thể được tái sử dụng để đựng đồ điện tử và thiết bị thể thao...
7. Hộp trưng bày
Với những tác phẩm sáng tạo đặc biệt, chẳng hạn mô hình lego hoặc robot yêu thích của trẻ, hãy đặt chúng ở vị trí trang trọng trong phòng chơi.
Không chỉ cung cấp chức năng lưu trữ và trang trí, các hộp trưng bày trong suốt còn giúp trẻ thể hiện sự tự tin cũng như niềm tự hào với những sản phẩm tự mình làm nên.
8. Một chiếc rương gọn gàng
Với những người theo chủ nghĩa tối giản, cả về mặt thẩm mỹ lẫn vật chất, một chiếc rương đồng thời là góc thư giãn đặt bên cửa sổ phòng khách cũng có thể là tất cả những gì bạn cần đến khi muốn làm gọn không gian sống.
Trẻ sẽ dễ dàng lấy thú nhồi bông, bóng hoặc đồ hàng khi đến giờ chơi và cất vào chiếc rương, đậy nắp là căn phòng đã trở nên gọn gàng.
9. Kệ nổi
Việc tận dụng bức tường để lưu trữ là một giải pháp đơn giản, đặc biệt với các không gian sống nhỏ.
Treo một vài chiếc kệ trong phòng chơi và sắp xếp gọn gàng những cuốn sách hoặc trưng bày vài món đồ chơi yêu thích của trẻ.
10. Giỏ đựng
Các giải pháp đơn giản thường là tốt nhất khi lưu trữ đồ chơi.
Sử dụng một hoặc hai chiếc giỏ để đựng những món đồ mềm như thú nhồi bông và chăn để làm pháo đài.
11. Tiện ích
Một vật dụng tích hợp cung cấp khả năng lưu trữ ngay lập tức trong phòng chơi. Đảm bảo sử dụng không gian một cách khôn ngoan bằng cách sắp xếp các món đồ mà trẻ muốn thấy nhất theo thứ tự sử dụng.
Nói cách khác, những thứ trẻ không chơi thường xuyên nên được đặt trên trên cùng và những thứ trẻ muốn với tới phải được để gần tầm mắt.
12. Sự sắp xếp đầy nghệ thuật
Bạn đã biết rằng sử dụng một hệ thống tủ đựng đồ là một cách tuyệt vời để cất giữ đồ chơi. Tuy nhiên, nếu con bạn vẫn đang phát triển, chúng sẽ chỉ có thể chơi các hình khối ở một mức độ nhất định.
Đừng để không gian phía trên bị lãng phí. Bố trí một bức tường trưng bày, sau đó ghim các tác phẩm nghệ thuật mới nhất của trẻ lên đó.
13. Tận dụng đồ cũ
Không cần thiết phải mua đồ mới. Thay vào đó, hãy nhìn quanh nhà để xem bạn có thể tái sử dụng những gì để cất giữ đồ chơi cho trẻ.
Ví dụ các hộp đựng thực phẩm có thể chứa các khối hình xếp và cờ đô mi nô, trong khi một chiếc khay bê đồ ăn có thể được sử dụng để các thiết bị trò chơi điện tử.
14. Bàn để chơi
Đồ nội thất đa năng luôn là ý tưởng thông minh vì nó phục vụ hai mục đích như những chiếc bàn phục vụ cho việc học mà chơi - chơi mà học này.
Bất kể sở thích của con bạn là gì, dù là tàu xe hay nghệ thuật, một chiếc bàn phù hợp sẽ cung cấp cho trẻ một nơi để học, đồng thời là nơi lưu trữ đồ chơi yêu thích của chúng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận