Ông Jeffery Kobza - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Chúng tôi thật sự rất quan tâm khi đọc được thông tin từ Cục An toàn thực phẩm: có 194 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo tại VN trong năm 2014, khiến trên 5.000 người bị ngộ độc, 80% trong số đó phải nhập viện và 43 trường hợp tử vong.
Rõ ràng ở VN không thể kiểm soát chất lượng thực phẩm đang được bán ra ở từng cửa hàng bán thực phẩm, hàng quán vì quá nhiều và lực lượng làm chuyện này có vẻ bị quá tải.
Thức ăn trên đường phố là nét riêng của VN mà người nước ngoài như chúng tôi cũng rất thích, muốn trải nghiệm. Tuy nhiên, còn rất nhiều quán ăn trên vỉa hè nhếch nhác, đầy khăn giấy, thức ăn thừa vương vãi...
VN là một nước có thu nhập trung bình thấp nên vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tác động tiêu cực đến vệ sinh và khả năng cung cấp thức ăn đường phố an toàn và sạch sẽ.
Việc cung cấp nước sạch cho các quầy hàng bán thức ăn đường phố là một thách thức lớn, nhưng vì sức khỏe của người tiêu dùng, cơ quan chức năng không thể thả nổi việc này.
Về quản lý nhà nước, Luật an toàn thực phẩm sửa đổi đã xác định lại vai trò và trách nhiệm của các bộ khác nhau liên quan đến an toàn thực phẩm, cũng như giới hạn số lượng các bộ liên quan.
Theo tôi, đây là một tín hiệu tốt vì sẽ tránh được tình trạng bộ nào cũng có trách nhiệm, nhưng thực tế trách nhiệm chẳng thuộc về bộ nào.
Khi mỗi cơ quan có liên quan thật sự làm tốt những công việc chính của mình thì sẽ sớm có sự thay đổi với kết quả tốt.
Chẳng hạn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trung kiểm soát được tình trạng dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng các loại thủy hải sản, gia cầm... để không ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bộ Tài nguyên - môi trường phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho mọi người...
Các nhà sản xuất, các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở VN cần phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh.
Còn người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các thực hành tốt về an toàn thực phẩm.
WHO đang làm việc với Cục An toàn thực phẩm VN và các đối tác chính khác nhằm nâng cao sức khỏe của người dân thông qua việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các cơ quan liên quan cũng cần tham gia những cuộc hội nghị quốc tế để nghe xem các quốc gia khác làm gì nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mà học hỏi...
Năm hành động đơn giản mà mỗi cá nhân cần thực hiện khi xử lý thức ăn: 1- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch tay và giữ sạch sẽ bề mặt nơi chế biến thức ăn. 2- Để riêng thức ăn chín và thực phẩm sống. 3- Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng. 4- Giữ thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp. 5- Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống an toàn khi chuẩn bị thức ăn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận