Ông Nguyễn Lân Bình giới thiệu cuốn sách về chú mình mà ông tự biên soạn - Ảnh: T.Điểu
Đó là buồn thương, não nùng, trái ngược với những hình dung của bạn đọc lâu nay về nhà thơ tài hoa bạc mệnh.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, TS Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học - Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN) cho rằng xưa nay, bạn đọc nhớ về Nguyễn Nhược Pháp như một hồn thơ tươi vui hóm hỉnh là bởi bị ảnh hưởng bởi bài viết của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
Nhưng theo anh, nhận xét này của Hoài Thanh có lẽ là do ông chỉ chú ý đặc biệt tới bài Chùa Hương. Còn đọc toàn bộ tập thơ Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp thì thấy chất bi thương ẩn trong hầu hết các bài thơ.
Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn cũng đồng ý với "phát hiện" này. TS Mai Anh Tuấn cũng cung cấp thông tin, thực ra chất sầu bi Nguyễn Nhược Pháp đã được nhà văn Vũ Bằng phát hiện từ năm 1976 trong bài viết của ông về nhà thơ này.
Một điều đặc biệt ở cuốn sách mới nhất về Nguyễn Nhược Pháp này là nó sẽ mang tới chân dung văn học Nguyễn Nhược Pháp đầy đủ và toàn diện hơn, phá vỡ đi hình ảnh về Nguyễn Nhược Pháp như là "nhà thơ một bài".
Ngoài 10 bài thơ, cuốn sách còn giới thiệu tới độc giả 3 truyện ngắn, 6 vở kịch và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp của thi nhân đoản mệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận