Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Nhiều vi phạm tại các dự án điện áp mái nông nghiệp
TTO - Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Đắk Lắk, kết quả kiểm tra mới đây cho thấy nhiều dự án điện áp mái trang trại trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn được lập nhưng chỉ để bán điện, chưa nuôi con gì, trồng cây nào.

Nhiều dự án trang trại kết hợp với điện áp mái thực chất chỉ để bán điện giá cao chứ không nuôi, trồng gì cả - Ảnh: TRUNG TÂN
Trong đó, nhiều dự án trang trại chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng đã bán điện hoặc được thỏa thuận đấu nối. Thậm chí có dự án đang xây dựng, chưa hoàn thiện vẫn được đấu nối.
Chẳng hạn trong 20 trang trại (16 trồng trọt, 3 chăn nuôi và 1 hỗn hợp) gắn với dự án năng lượng áp mái tại huyện Cư Kuin mới có 4 dự án được xác nhận là trang trại, 1 trang trại không đủ tiêu chí, 15 trang trại còn lại chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất để lập trang trại.
Tuy nhiên, có 14 trang trại đã được đấu nối với Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk), 6 trang trại còn lại đã thỏa thuận đấu nối. Để hợp thức hóa cho các trang trại xây dựng sai quy định, UBND huyện Cư Kuin đã có văn bản đề nghị Sở TN&MT đưa diện tích đất (của các trang trại) này vào quy hoạch năm 2021 cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác.
Kết quả kiểm tra thực tế tại 5 dự án điện mặt trời áp mái nông nghiệp ở địa phương này, đoàn kiểm tra phát hiện 2 dự án trồng trọt không đúng quy định, 2 dự án chưa trồng trọt, đang thi công phần công trình điện năng lượng mặt trời nhưng đều đã đấu nối với lưới điện!
Tương tự, tại huyện Buôn Đôn có 21/29 trang trại chưa có xác nhận trang trại, chỉ mới có chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay đã có 15 dự án đấu nối với lưới điện, còn 14 trang trại đã có thỏa thuận đấu nối với PC Đắk Lắk.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Văn Chương - phó giám đốc PC Đắk Lắk - cho biết ngành điện thỏa thuận, cho đấu nối các dự án điện năng lượng mặt trời áp mái dựa vào "cam kết của nhà đầu tư", thực hiện theo quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ.
"Việc các trang trại chưa đảm bảo về thủ tục, làm trái quy định... là trách nhiệm của các địa phương" - ông Chương nói, đồng thời cho biết khi nào các cơ quan thẩm quyền kết luận dự án nào sai, buộc tháo dỡ và yêu cầu cắt hợp đồng bán điện thì PC Đắk Lắk mới thực hiện.
Tại Đắk Lắk hiện có 363 đơn vị đăng ký xây dựng trang trại lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà. Trong đó, 193 trang trại đã đấu nối với hệ thống điện, số còn lại đã có thỏa thuận đấu nối với PC Đắk Lắk.
-
TTO - Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đang bị đổ lỗi là trở ngại lớn khiến Liên Hiệp Quốc không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
-
TTO - Khi TP.HCM lên tiếng sẽ dẹp loạn karaoke tự phát, An Giang trước mắt dẹp karaoke lưu động chống dịch, một số tỉnh thành nói đã 'nghiêm' lâu nay - bạn đọc khắp nơi 'tranh thủ' phản ánh 'nỗi khổ này là nỗi khổ toàn quốc'.
-
TTO - Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 4-3 cho biết đại sứ mới được bổ nhiệm của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức và xác nhận người tiền nhiệm Kyaw Moe Tun - bị chính quyền quân sự sa thải - sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước này.
-
TTO - Không chỉ những đôi giày, túi xách hàng hiệu có giá vài trăm nghìn đồng mà ngay những sản phẩm thông thường cũng bị làm nhái, giả và được bán công khai trên sàn thương mại điện tử, chợ mạng.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận