08/07/2021 19:07 GMT+7

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm

LÊ PHAN - ĐỨC PHÚ
LÊ PHAN - ĐỨC PHÚ

TTO - Trước giờ thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM, nhiều người dân từ TP về các tỉnh miền Tây, miền Đông đã phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 1.

Anh Kim Hạnh, quê Sóc Trăng, quay lại TP.HCM làm xét nghiệm để về quê sau khi không được qua chốt vào Long An sáng 8-7 - Ảnh: LÊ PHAN

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 8-7, quốc lộ 1 đoạn giáp ranh tỉnh Long An và TP.HCM rất đông người đi xe máy về quê. Trên tuyến quốc lộ này, cơ quan chức năng tỉnh Long An lập một chốt kiểm soát người dân đi xe máy và tài xế xe tải, ôtô qua lại.

Một cán bộ tại đây cho biết sau khi Long An thực hiện giãn cách xã hội, người dân từ các tỉnh đi vào hoặc đi ngang qua tỉnh đều phải có giấy xét nghiệm âm tính (có giá trị trong 5 ngày).

"Tôi đưa con gái đi thi tốt nghiệp THPT từ TP.HCM về Bến Tre. Qua đọc trên mạng tôi đã chủ động đi xét nghiệm để qua các trạm kiểm soát. Từ đây về tới Bến Tre còn qua nhiều tỉnh nên gia đình đi từ sớm để kịp về nhà, sau đó thực hiện cách ly theo quy định", chị Võ Thị Hồng Thủy, quê Bến Tre, kể lại.

Còn anh Kim Hạnh, quê Sóc Trăng, cho biết sáng nay anh đi về nhưng do không có giấy nên phải quay lại TP.HCM để làm xét nghiệm. "Đợi từ sáng đến chiều mới xong, tôi chạy thẳng từ bệnh viện để về quê luôn. Tôi làm lao động tay chân nên đợt này TP.HCM giãn cách, không có việc làm nên về quê để đỡ chi phí", anh Hạnh nói.

Không qua được chốt như anh Hạnh, chị Thủy, cả gia đình anh Võ Hoài Ân, quê Đồng Tháp, phải quay trở lại TP do không có giấy xét nghiệm.

"Ỷ y hôm bữa cơ quan chức năng đến xét nghiệm cho cả khu dân cư đều âm tính hết, cứ nghĩ vậy sẽ được đi lại. Giờ qua chốt họ bắt buộc phải có giấy xét nghiệm. Bây giờ đã là chiều tối nên không kịp xin giấy nữa, tui đành trở lại TP, sắp tới giãn cách không làm ăn được không biết sao", anh Ân chia sẻ.

Tại chốt kiểm soát dịch phía đầu phà Cát Lái đoạn huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, mỗi khi phà cập bến khá đông người dân xếp hàng dài để lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ.

Theo quy định, người dân từ hai địa phương TP.HCM và Bình Dương khi qua chốt để vào Đồng Nai phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày, đồng thời phải khai báo y tế và lộ trình di chuyển.

Một số người dân từ TP.HCM đi qua chốt không có giấy xét nghiệm được hướng dẫn quay xe trở lại.

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 2.

Kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 của người dân vào chiều 8-7 tại khu vực giáp ranh TP.HCM và Long An - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 3.

Muốn qua hoặc vào Long An phải có giấy xét nghiệm âm tính hoặc chứng minh bản thân sống ở Long An bằng hộ khẩu, căn cước công dân - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 4.

Kiểm tra giấy xét nghiệm tài xế ôtô chạy từ TP.HCM về Long An - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 5.

Việc kiểm tra khiến giao thông qua quốc lộ 1A bị ùn ứ - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 6.

Một người dân không có giấy xét nghiệm được yêu cầu quay về lại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 7.

Gia đình anh Võ Hòa Ân, quê Đồng Tháp, lỉnh kỉnh đồ đạc về quê nhưng phải quay lại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 8.

Khu vực phà Cát Lái chiều 8-7 đông nghẹt người - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm - Ảnh 9.

Kiểm tra giấy xét nghiệm của người dân về Đồng Nai qua phà Cát Lái - Ảnh: ĐỨC PHÚ

15 ngày giãn cách, TP.HCM cần làm gì để khống chế, dập tắt dịch COVID-19? 15 ngày giãn cách, TP.HCM cần làm gì để khống chế, dập tắt dịch COVID-19?

TTO - 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 (áp dụng từ 0h ngày 9-7) sẽ là cơ hội “sống còn” để TP.HCM phối hợp đồng loạt các giải pháp mạnh nhằm khống chế, đi đến dập tắt dịch COVID-19.

LÊ PHAN - ĐỨC PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: chốt covid-19 dịch