06/01/2023 09:56 GMT+7

Nhật muốn G7 hợp lực ngăn Trung Quốc 'cưỡng ép kinh tế'

Nhật Bản muốn nhóm G7 đưa ra cách tiếp cận phối hợp trong năm nay nhằm ngăn chặn "sự cưỡng ép kinh tế" mà Trung Quốc đã áp dụng đối với một số đối tác thương mại.

Nhật muốn G7 hợp lực ngăn Trung Quốc cưỡng ép kinh tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura - Ảnh: BLOOMBERG

Phát biểu từ Washington ngày 5-1, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc như tạm ngừng nhập khẩu dứa Đài Loan và rượu vang Úc là "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" đối với các nền kinh tế trên khắp thế giới, theo Hãng tin Bloomberg.

"Chúng tôi mong đợi vấn đề phản ứng hiệu quả đối với sự cưỡng ép kinh tế sẽ là nội dung chính tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 năm nay", ông Nishimura nói.

Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong năm nay và sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm này.

Ông Nishimura nói rằng "các biện pháp đối phó" có thể là cần thiết để giúp các quốc gia và khu vực đang là mục tiêu của sự cưỡng ép kinh tế.

Theo Bloomberg, Trung Quốc đã liên tục áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các đối tác thương mại của Bắc Kinh khi quan hệ hai bên căng thẳng.

Nhật Bản cũng chứng kiến việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc bị ảnh hưởng vào năm 2010 sau một sự cố hàng hải ở biển Hoa Đông. Đất hiếm vốn quan trọng đối với nhiều ngành công nghệ, đặc biệt với linh kiện bán dẫn.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã chỉ trích các thành viên G7 vì cho rằng các nước này có những động thái bảo hộ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn do chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp Mỹ.

EU và G7 EU và G7 'giơ cao đánh khẽ' dầu Nga, áp giá 60 USD/thùng

TTO - Nhóm các nền kinh tế G7, Úc và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp giá trần 60 USD/thùng với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên