Nhật Bản triển khai 10.000 cửa hàng miễn thuế hút du kháchNhật sẽ miễn thị thực cho du khách Việt Nam? Tour Nhật sẽ hút khách?
Du khách tại nơi tưởng niệm nạn nhân sóng thần Fukushima - Ảnh: H.T. |
Không chỉ các công ty du lịch và cơ quan quản lý du lịch hai nước đang nỗ lực tạo điều kiện cho du khách VN sang Nhật và ngược lại, Bộ Ngoại giao Nhật mới đây đã công bố sẽ nới lỏng các quy định cấp thị thực nhập cảnh cho du khách đến Indonesia, Philippines và VN trước thềm Olympic 2020.
Giá rẻ, chất lượng có giảm?
Thêm nhiều lựa chọn Các tour du lịch sang Nhật hiện nay vẫn đi theo những điểm tour cố định nổi tiếng như Tokyo, núi Phú Sĩ, Kyoto, mà theo giới du lịch là Con đường vàng (Golden road). Tour nào sang Nhật cũng phải qua những địa điểm chính này dù Nhật còn rất nhiều điểm đến khác thú vị. Ông Lâm Tứ Khôi cho biết gần đây nhiều khách sạn ở Nhật đã chủ động sang VN đến làm việc với các công ty lữ hành để giới thiệu thêm điểm đến, đề nghị các giá bán phòng hấp dẫn. Các vùng du lịch khác bên ngoài Con đường vàng cũng tới để giới thiệu điểm đến của mình và nhờ công ty lữ hành đến khảo sát, đưa vào sản phẩm bán cho du khách. Thậm chí có những vùng cho biết sẵn sàng giảm giá dịch vụ sân bay, thuế phi trường... giúp giá tour có thể giảm thêm đến gần 1 triệu đồng nếu đưa khách Việt đến các vùng của họ. |
Theo các công ty lữ hành chuyên tổ chức tour đi Nhật, giá tour hiện nay đã rẻ hơn so với cùng kỳ năm trước từ 20-30% vì nhiều lý do. Tần suất chuyến bay của các hãng hàng không từ TP.HCM, Hà Nội sang các thành phố lớn của Nhật ngày càng nhiều, trong khi giá vé máy bay đã chiếm đến gần 60% giá thành tour.
Tại Tokyo, các hãng hàng không có nhiều tần suất như Vietnam Airlines, All Nippon Airways, Japan Airlines sử dụng luôn cả hai sân bay Haneda và Narita để phục vụ các chuyến bay nối VN - Nhật. Đầu tháng 6-2014, Hãng hàng không All Nippon Airways còn sử dụng cả máy bay mới nhất của Boeing là B787 để chở khách trên đường bay Hà Nội - Haneda. Từ tháng 7-2014, Vietnam Airlines, hãng hàng không có nhiều đường bay đến Nhật, cũng mở thêm đường bay từ Đà Nẵng sang Tokyo để phục vụ lượng khách du lịch ở miền Trung, thay vì phải vào TP.HCM hay ra Hà Nội để nối chuyến sang Tokyo.
Tổng giám đốc một công ty du lịch lớn tại TP.HCM cho biết thực tế nhiều đối tác ở Nhật của các công ty lữ hành VN chưa phải là những đối tác Nhật 100%. “Họ là các công ty Nhật nhưng chủ hoặc cổ đông lớn là người Malaysia, Singapore, Trung Quốc... nên rất thoải mái trong việc thay đổi chất lượng phục vụ và giá cả để chiều lòng khách” - vị tổng giám đốc này giải thích lý do vì sao giá tour lại rẻ.
Ngoài ra, nguồn khách nói tiếng Trung Quốc sang Nhật cũng đã giảm nhiều, nên khách VN là lựa chọn tốt nhất để thế chỗ. Vẫn theo giải thích của vị này, các đối tác này đang muốn làm hài lòng du khách VN, lâu nay vốn chú trọng nhiều vấn đề giá sản phẩm nên giá cả phải hạ thì khách mới mua. Còn nếu chọn đối tác Nhật 100% thì giá tour chắc chắn sẽ cao hơn, vì họ không thay đổi chất lượng phục vụ mang đến danh tiếng cho họ từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Takahiko Ohata - chủ tịch Hiệp hội Các công ty lữ hành nước ngoài Nhật Bản (OTOA), những năm gần đây nguồn khách Nhật đi du lịch nội địa có xu hướng giảm, nên chính các công ty du lịch Nhật, vốn chỉ chú trọng khai thác nguồn khách người Nhật, buộc phải thay đổi thị trường khai thác. “Thị trường khách VN cũng là một nhóm khách tiềm năng. Chúng tôi vừa xin thêm giấy phép khai thác nguồn khách quốc tế (khách inbound) trong đó chủ yếu là du khách VN” - ông Ohata nói.
Vẫn khó cho khách lẻ
Sẽ đưa 200.000 khách Việt sang Nhật Tại cuộc họp giữa hai cơ quan quản lý du lịch VN và Nhật Bản vào giữa tháng 6-2014, hai bên đã thống nhất mục tiêu trong vòng ba năm tới sẽ đưa 200.000 khách VN sang Nhật Bản du lịch (năm 2013 có 60.000 lượt khách VN sang Nhật Bản du lịch), ngược lại phía Nhật sẽ đưa 1 triệu khách Nhật sang du lịch tại VN (năm 2013 có 640.000 lượt khách Nhật sang VN du lịch). |
Nhiều công ty lữ hành quốc tế thường xuyên tổ chức tour đi Nhật cho biết vừa được phía Nhật yêu cầu gửi lại hồ sơ xin tổ chức tour sang Nhật. Theo ông Lâm Tứ Khôi - phó giám đốc phụ trách du lịch nước ngoài Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (STS), so với hồ sơ của những năm trước, lần này không bổ sung gì nhiều, dường như phía Nhật đang muốn kiểm chứng lại năng lực của các công ty lữ hành VN trước khi chọn các điều kiện để áp dụng các chính sách nới lỏng quy định thị thực cho du khách VN.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN (VNAT) - cho biết trong cuộc làm việc giữa VNAT và Tổng cục Du lịch Nhật Bản vào đầu tháng 6-2014 tại Tokyo, hai bên đã nhất trí sẽ tạo điều kiện để nhiều du khách Việt đến Nhật Bản cũng như gia tăng lượng du khách Nhật Bản đến VN.
Hai cơ quan quản lý du lịch cũng thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lữ hành VN có thế mạnh, uy tín để ưu tiên nới lỏng việc xét cấp visa cho du khách VN do các công ty này giới thiệu. Theo ông Tuấn, VNAT và Hiệp hội Lữ hành VN đã chọn được 30 doanh nghiệp lữ hành quốc tế VN giới thiệu cho phía Nhật Bản. Mới đây Hiệp hội Lữ hành VN đã mở văn phòng đại diện tại Tokyo để chuẩn bị cho việc đưa du khách VN sang Nhật và quảng bá du lịch VN tại Nhật.
Tuy nhiên các công ty lữ hành cũng nhận định với lo ngại việc du khách VN sẽ trốn ở lại khi điều kiện visa dễ dàng hơn, nên việc sang Nhật du lịch theo kiểu tự túc, “phượt”... sẽ không được ưu tiên xét visa. Phó tổng giám đốc một công ty lữ hành quốc tế tại TP.HCM cho biết hiện nay các công ty đưa khách đi Nhật du lịch nếu có ba khách trốn lại thì kể như không bao giờ còn có khả năng đưa khách sang Nhật nữa. “Phía Nhật đang muốn tăng thêm trách nhiệm cho các công ty du lịch. Nếu tiêu chuẩn cấp visa được nới lỏng thì số “quota” này sẽ còn căng hơn nữa, không chừng một khách trốn cũng đóng cửa luôn nên việc khách du lịch đi lẻ muốn sang Nhật hiện đã khó sau này sẽ còn khó hơn” - ông này nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận