Vệ tinh gỗ của các nhà nghiên cứu Nhật Bản sẽ không tạo ra rác thải nguy hiểm - Ảnh: Sumimoto Forestry
Vệ tinh gỗ được kỳ vọng sẽ có khả năng chống chịu sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Theo đài BBC, nhóm này sẽ bắt đầu thử nghiệm các loại gỗ khác nhau trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên trái đất.
Trong khi đó, công ty Sumitomo Forestry đã nghiên cứu về sự phát triển của cây và sử dụng vật liệu gỗ trong không gian. Họ không tiết lộ sẽ sử dụng loại gỗ gì để chế tạo vệ tinh.
Ý nghĩa lớn nhất của vệ tinh gỗ là sẽ cháy hoàn toàn khi rơi vào bầu khí quyển, chứ không rơi vãi rác thải xuống mặt đất, hoặc tạo thành những chất có hại đọng lại trong khí quyển.
"Chúng tôi rất lo ngại việc tất cả vệ tinh khi trở lại khí quyển trái đất sẽ cháy và tạo ra các hạt alumina (nhôm oxit) trôi nổi ở tầng cao khí quyển trong nhiều năm. Cuối cùng, nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường trái đất", ông Takao Doi, một phi hành gia và nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto, nói.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có khoảng 500.000 mẩu rác thải không gian đang trôi trong quỹ đạo trái đất. Những mẩu này di chuyển với tốc độ rất lớn, đủ để gây hại cho các vệ tinh, tàu vũ trụ và cả Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Ảnh mô phỏng các vật thể trong quỹ đạo quanh trái đất - Ảnh: AFP
Các chuyên gia trước đây đã cảnh báo về nguy cơ các mẩu rác thải không gia rơi xuống trái đất, khi ngày càng nhiều vệ tinh được phóng lên không gian để phục vụ cho các nhu cầu ngày càng tăng về liên lạc, truyền hình, định vị…
Theo tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), có gần 6.000 vệ tinh đang xoay quanh trái đất, nhưng 60% đã không còn hoạt động, và coi như rác thải không gian.
Công ty nghiên cứu Euroconsult ước tính trong thập kỷ này, mỗi năm sẽ có trung bình 990 vệ tinh được phóng lên, đồng nghĩa việc sẽ có 15.000 vệ tinh trên quỹ đạo trái đất vào năm 2028.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận