Hiện Trung Quốc đang sản xuất 97% trữ lượng đất hiếm của thế giới, là loại nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất các thiết bị công nghệ cao.
Phóng to |
Các nhà phân tích nói phát hiện này có thể thách thức vị thế thống trị hiện giờ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. Tạp chí khoa học Anh Nature Geoscience (Địa chất học tự nhiên) cho biết một nhóm nhà khoa học do giáo sư chuyên ngành địa chất Yasuhiro Kato ở Đại học Tokyo đứng đầu, đã phát hiện đất hiếm dưới mặt biển ở 78 vị trí khác nhau.
“Mỏ này tập trung trữ lượng đất hiếm rất lớn, chỉ một kilômét vuông mỏ này cũng có thể cung cấp cho một phần năm lượng tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm”, giáo sư Kato nói.
Mỏ đất nằm ở độ sâu 3.500-6.000m dưới mặt biển. Một phần ba khu vực này có trữ lượng đất hiếm rất cao, nằm ở vùng biển quốc tế phía đông và tây quần đảo Hawaii và phía đông Tahiti trong quần đảo Polynesia thuộc Pháp.
Giáo sư Kato ước tính mỏ đất này có trữ lượng 80-100 tỉ tấn. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ từng ước tính trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu hiện chỉ khoảng 110 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc, Nga, các nước hậu Xô viết và Mỹ.
Tuy nhiên, việc chạy đua khai thác đất hiếm đang gây ra những lo ngại về môi trường trên toàn cầu. Chính phủ Malaysia mới đây đã xem xét cấp phép cho một dự án khai thác đất hiếm do Úc tài trợ. Ngày càng có nhiều công ty xin phép để khai thác đất hiếm ở khắp Thái Bình Dương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận