05/11/2019 09:44 GMT+7

Nguồn nước ngầm Việt Nam ngày càng ô nhiễm nặng

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Thông tin trên được GS Harry Futselaar - chuyên gia quốc tế về công nghệ xử lý nước ĐH Khoa học ứng dụng Saxion, Hà Lan - thông tin tại hội thảo 'Sử dụng/tái sử dụng nước bền vững trong môi trường đô thị' diễn ra ở TP.HCM.

Nguồn nước ngầm Việt Nam ngày càng ô nhiễm nặng - Ảnh 1.

Tu bổ, sửa chữa đường ống nước bị bể tại phường Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

GS Harry lý giải từ những ví dụ như để làm ra 1 tờ giấy trắng khổ A4 cần 10 lít nước, 1 trái táo cần 70 lít nước, 1 tách cà phê cần 140 lít nước và 1kg bơ tốn 5.000 lít nước..., nguồn nước của một người sử dụng nhiều qua các vật dụng, thực phẩm, chứ không phải nước uống hay nước sinh hoạt trực tiếp. 

Từ đó, ông đưa ra thông tin "hiện mỗi người Việt Nam sử dụng khoảng 3.000 lít nước/ngày".

GS Harry Futselaar nhận định tại Việt Nam, nước sạch ngày càng trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm do quá trình đô thị hóa và cạnh tranh gia tăng giữa các mục đích sử dụng khác nhau. Cùng với đó là tình trạng sử dụng nguồn nước ngầm quá nhiều, gây hiện tượng sụt lún nhanh chóng ở các TP lớn. 

Đáng lo ngại hơn là thực trạng nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm nặng với hơn 60% lượng nước ngầm bị nhiễm hóa chất từ phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... 

"Do vậy, Việt Nam cần có giải pháp tái sử dụng, xử lý nước thải để dùng trong sản xuất nông nghiệp" - GS Harry đề nghị.

Hội thảo do Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Khoa học ứng dụng Saxion tổ chức ngày 4-11.

Từ vụ nước sạch sông Đà: Quá nhiều lỗ hổng an ninh nguồn nước Từ vụ nước sạch sông Đà: Quá nhiều lỗ hổng an ninh nguồn nước

TTO - Ông Phạm Văn Sơn - giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - nhấn mạnh: 'Cần nhìn rộng ra từ vụ tràn dầu thải ở Nhà máy nước mặt Sông Đà, để thấy còn quá nhiều lỗ hổng trong quản lý về an ninh nguồn nước'.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên