- Luật sư Trương Ngọc Liêu (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sẽ được thay thế bởi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), người khuyết tật, người già yếu là những người nhận được nhiều sự ưu tiên khi tham gia giao thông.
Chẳng hạn, khi những người này đi qua đường, người tham gia giao thông khác phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ (Khoản 3 Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điểm đ Khoản 2 Điều 30 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024).
Tuy nhiên, nếu những người này tham gia giao thông bằng hình thức tự lái xe mô tô (thường gọi là xe máy) thì pháp luật không có quy định ngoại lệ về yêu cầu phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Cụ thể, người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật như trường hợp bạn đặt câu hỏi, thì được cấp giấy phép lái xe hạng A1. Tức pháp luật buộc họ phải có bằng A1 khi tham gia giao thông (Khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, Khoản 2 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024).
Riêng với người cao tuổi, quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ chỉ yêu cầu người lái xe mô tô phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về độ tuổi, mà không giới hạn độ tuổi tối đa.
Do đó, người cao tuổi vẫn có thể lái xe mô tô nếu vẫn còn đủ sức khỏe tham gia giao thông theo quy định của pháp luật và vẫn bắt buộc phải có giấy phép lái xe theo quy định.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận