03/10/2024 11:15 GMT+7

Hai anh em ruột có được kết hôn với hai chị em ruột không?

Nhà tôi có hai anh em trai, vậy hai anh em tôi có thể kết hôn với hai chị em gái ruột được không? Luật có cấm không?

Gia đình vợ tôi có hai chị em, tôi đã lấy người chị, vậy em trai tôi có thể lấy em gái vợ tôi không? Điều này có nghĩa là hai anh em ruột lấy hai chị em ruột có được không? 

Bạn đọc không nêu tên tại TP.HCM hỏi.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về quy định liên quan đến việc kết hôn như sau:

Hai anh em ruột có được kết hôn với hai chị em ruột không? - Ảnh 1.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

Theo khoản 5 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Bên cạnh đó, tại điểm d, khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình:

"Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng".

Tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn, cụ thể như sau: "1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".

Như vậy, để có thể đăng ký kết hôn, nam nữ cần tuân theo các điều kiện về độ tuổi, tính tự nguyện và năng lực hành vi dân sự, cụ thể:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì hai anh em ruột vẫn có thể lấy hai chị em ruột bình thường, nếu đáp ứng được các điều kiện kết hôn quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Hai anh em ruột có được kết hôn với hai chị em ruột không? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Hai anh em ruột có được kết hôn với hai chị em ruột không? - Ảnh 2.Trên 18 tuổi chưa có giấy khai sinh, xin cấp được không?

Tôi đã hơn 18 tuổi nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh, vậy tôi có thể làm giấy khai sinh được không?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên