Nữ công nhân trám sơn chống gỉ lên những con ốc vít trên thân tàu - Ảnh: Đức Hiếu |
Phóng to |
Những tấm gỗ được người thợ tỉ mỉ mài nhẵn trước khi ghép vào xương tàu - Ảnh: Đức Hiếu |
Công nhân gồng mình kéo tấm gỗ nặng gần 800kg lên thành tàu để lắp ghép - Ảnh: Đức Hiếu |
Phóng to |
Ông Vũ Quang Mạnh, 70 tuổi (đội 9, Lập Lễ) trám những khe hở trên sàn tàu bằng vỏ dừa khô - Ảnh: Tiến Thắng |
Phóng to |
Công nhân Nguyễn Văn Hưng (phải) và Trần Văn Mạnh (quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) sơn hoàn thiện khoang chứa mực của tàu công suất 1.000 CV giữa trưa nắng - Ảnh: Tiến Thắng |
Phóng to |
Những con tàu công suất 1.000 CV đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi ra khơi - Ảnh: Đức Hiếu |
Phóng to |
Những con tàu công suất 1.000 CV đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi ra khơi - Ảnh: Đức Hiếu |
Ghi nhận trong ngày 15-6, dù là ngày chủ nhật song không khí làm việc của các công nhân HTX đóng và sửa chữa tàu cá Lập Lễ tại phân xưởng Mắt Rồng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn hối hả, tất bật như ngày thường. Hơn 30 công nhân tại đây miệt mài với từng phần việc của mình, người ghép thân tàu, người trám khe hở, người sơn hoàn thiện thân tàu…
Ông Đinh Khắc Thăng (45 tuổi, phó chủ nhiệm HTX đóng tàu Lập Lễ) nói: “Hiện tại chúng tôi đang đóng mới 20 tàu cá, trong đó có hơn chục chiếc công suất 1.000 CV. Anh em công nhân phải tăng ca làm việc với cường độ cao hơn ngày thường, song tất cả đều thể hiện quyết tâm hoàn thiện tàu lớn cho ngư dân càng sớm càng tốt”.
Chỉ vào con tàu dưới bến đang được lăn sơn, ông Thăng cho biết đây là con tàu lớn nhất của xã Lập Lễ, công suất 1.000 CV với chi phí đầu tư hoàn thiện khoảng 11 tỉ đồng, con tàu này sẽ ra khơi vào cuối tháng 8 năm nay.
Trả lời thắc mắc vì sao không đóng tàu vỏ sắt mà lại chọn đóng tàu vỏ gỗ, ông Tô Chí Bình (41 tuổi, người thôn La Cáp, xã Lập Lễ) rạch ròi phân tích: “Tàu vỏ sắt thì thuận tiện, nhưng cứ 5-7 năm lại phải tu bổ, rồi phải sơn mới tránh han gỉ. Tàu vỏ gỗ thì không phải mất công sơn lại mà cũng hoạt động được 20-30 năm”.
“Hiện nay mỗi chiếc tàu đều có bốn cái ganh thép để chụp mực, gặp tàu Trung Quốc cũng không ngán vì mình giương ganh lên là họ không dám đâm vào” - ông Bình cho biết thêm.
Để đóng tàu công suất lớn, ông Lê Khắc Huề (đội 8, xã Lập Lễ) và nhiều ngư dân khác phải bỏ nguồn vốn tích cóp từ nhiều năm đi biển cộng với việc vay mượn bạn bè mới đủ tiền trang trải. “Vay ngân hàng cũng chỉ được 500 triệu đồng, chưa được 1/10 tiền làm thuyền” - ông Huề chia sẻ.
Hiện nay mỗi chuyến ra khơi, ông Huề cùng những người bạn đi biển thường tự tổ chức thành từng tốp trên năm thuyền hỗ trợ nhau khi gặp tàu cá Trung Quốc có thái độ hung hăng. Ông Huề khẳng định chắc nịch: “Chúng tôi chẳng lo lắng gì cả. Biển của mình thì mình làm”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận