10/05/2025 11:29 GMT+7

Nghiện ngập tràn lan trên màn ảnh Hàn Quốc

Gần đây các nhân vật nghiện ngập xuất hiện dày đặc trên màn ảnh Hàn Quốc làm dấy lên tranh cãi liệu phim ảnh đang phản ánh thực trạng xã hội hay vô tình tiếp tay cho việc bình thường hóa tệ nạn.

Hàn Quốc - Ảnh 1.

Ji Sung đóng vai thanh tra chống ma túy nhưng lại nghiện ma túy - Ảnh: SBS

Yadang: Ba mặt lật kèo hiện đang là phim tạo cơn sốt tại phòng vé Hàn Quốc khi liên tục top 1 trong suốt kỳ nghỉ lễ dài từ ngày 1 đến 6-5. 

Phim xoay quanh "yadang" - người môi giới giữa tội phạm và cơ quan điều tra để đổi lấy tiền. Phim phơi bày hiện thực ít người biết về thế giới ngầm và phản ánh thực trạng đáng lo ngại khi ma túy len lỏi vào xã hội.

Có nên đưa nhân vật nghiện ngập lên màn ảnh Hàn Quốc?

Nhiều phim Hàn trước đó cũng từng xoáy sâu vào chủ đề ma túy. Trong The Glory, Lee Sa Ra (Kim Hieora) là một nữ họa sĩ nghiện ngập, sử dụng ma túy trong nhà thờ hay hành động điên loạn với một con trăn thật đã để lại ấn tượng mạnh, thể hiện sự bất ổn tâm lý và suy đồi của một nhân vật thuộc tầng lớp thượng lưu.

Hàn Quốc - Ảnh 2.

Kim Hieora nhận được nhiều lời khen vì vào vai Lee Sa Ra giống hệt con nghiện - Ảnh: Netflix

Nam diễn viên Ji Sung cũng từng có vai diễn để đời trong Connection khi hóa thân thành Jang Jae Kyung - một thanh tra chống ma túy xuất sắc, nhưng sau khi bị bắt cóc và ép sử dụng ma túy anh lại thành con nghiện. 

Hay trong Celebrity, các cảnh liên quan đến ma túy thường diễn ra trong những bữa tiệc xa hoa tại các câu lạc bộ sang trọng hoặc căn hộ cao cấp ở Seoul. 

Những nhân vật xuất hiện trong các cảnh này thường là giới trẻ giàu có hoặc những người đang cố gắng chen chân vào tầng lớp thượng lưu.

Hàn Quốc - Ảnh 3.

Cảnh liên quan đến ma tuý Celebrity thường xuất hiện ở tầng lớp thượng lưu - Ảnh: Netflix

Theo đánh giá của tờ Hankook Ilbo, đây là hiện tượng đáng lo ngại. Ở góc độ tích cực, các cảnh phim về chất gây nghiện có thể giúp nâng cao nhận thức xã hội về mức độ nghiêm trọng của vấn đề - một tác dụng học hỏi thông qua truyền thông. 

Tuy nhiên, hình ảnh đó miêu tả ma túy như một niềm khoái lạc hay biến tội phạm thành hình tượng anh hùng, điều đó có thể kích thích hành vi bắt chước, nhất là ở giới trẻ, có thể gây ra những hiểm họa khó lường.

GS Lee Beom Jin - viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ma túy Hàn Quốc - nhấn mạnh phim ảnh cần có trách nhiệm hỗ trợ và nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ nghiêm trọng mà ma túy mang lại, tránh việc làm mờ đi những tác hại thực tế và dẫn dắt người xem vào ảo tưởng về một thế giới không có hậu quả.

Nghiện ngập tràn lan trên màn ảnh Hàn Quốc - Ảnh 2.Lần đầu tiên điện ảnh Hàn Quốc vắng bóng tại Cannes

Sự vắng bóng phim Hàn tại Liên hoan phim Cannes năm nay, sau 26 năm luôn có mặt, không chỉ là bước lùi mà còn phơi bày những vấn đề nhức nhối nhiều năm của điện ảnh Hàn Quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên