Tuổi thơ trôi dần theo năm tháng và bỗng dưng yêu vọng cổ lúc nào không hay. Anh thưởng thức vọng cổ thật lạ!
Những người bạn tôi nhận xét như thế. Không biết nhận xét có đúng không nhưng tôi chỉ chọn lọc một số nghệ sĩ chứ không phải ai cũng nghe và cần một khoảng không gian của riêng mình để cảm nhận, đặc biệt là vào dịp Tết, thế nào tôi cũng dành thời gian lắng đọng, thả hồn theo từng câu xuống xề của người nghệ sĩ để quên đi bao lo toan của cuộc sống đời thường.
Những bài vọng cổ nghe trong tiết trời vào xuân thật hay luôn đi cùng với hơi thở thời đại, gắn với cuộc sống.
" Em ra đi khi gà chưa gọi sáng ...’’ - bài vọng cổ Dệt chặng đường xuân của tác giả Anh Động với lời lẽ mộc mạc, không giới hạn dù người nghe có trình độ nào và ăn sâu vào lòng người, sống mãi với thời gian qua hai giọng ca Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ.
Bài hát nói về cô giao liên trong kháng chiến chống Mỹ với lời tự sự thật da diết nhưng đáng tự hào :
Hò hơ, bầu trời có mấy vì sao
Người giao liên cũng có bao nhiêu miền
Giọng hò dìu dặt thân thương
Của người em gái dệt đường mùa xuân...
Song song với bài Dệt chặng đường xuân, một bài vọng cổ khác của tác giả Trần Nam Dân - Cô gái tưới đậu cũng đo ni đóng giày cho hai nghệ sĩ Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ.
Dù là một bài hát tuyên truyền về sản xuất nhưng không có lời lẽ lên gân mà đi vào lòng người nhờ hai nhân vật quăng bắt, sinh động, ý tứ đúng với chất Nam Bộ.
Điệu Lý Tình Tang dường như vui tươi hơn vào những ngày xuân : " Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thang. Trên đất giồng mình trồng khoai lang. Sáng nay nắng ấm trời êm, đồng xanh xanh sắc lá, mắt em hay sắc trời. Tang tình tang tính tình tang. ..".
Nhớ năm nào,trong không khí của những ngày cận Tết, đang đi công tác xa nhà chưa về được chợt nghe ai đó ngân nga: "Cái chợ có hồi nào và bao nhiêu tuổi, mà ai cũng bảo rằng Chợ Mới quê tôi…"
Trong một buổi chiều xuân nơi góc phố Sài Gòn, tôi bỗng nhớ quê mình da diết.Bài vọng cổ ấy tôi nghe không biết bao nhiêu lần ở chốn quê mình nhưng cảm thấy rất ư là bình thường như bao bài hát khác.
Bỗng dưng, ở chốn phồn hoa đô thị này, câu hát làm tôi thấy bùi ngùi. Có lẽ, cái cảm giác xa nhà làm cho tôi thấy nhớ đến những gì đơn sơ và bình dị nhất nơi chốn làng quê của mình:
Làn khói lam chiều sau lũy tre xanh, mùi rơm rạ quen thuộc của những buổi làm đồng... và đây bài vọng cổ mà bất cứ người nào sinh ra và lớn lên ở cái vùng cù lao sông nước này cũng thuộc nằm lòng như một lời giới thiệu với bạn bè phương xa của mình lần đầu tiên gặp gỡ".
Hơn năm mươi năm chợ mình vẫn là Chợ Mới… "Vâng, cho dù đi đến bất cứ phương trời nào thì những đứa con xa quê vẫn nhớ đến nơi mình sinh ra và lớn lên với một tình cảm yêu thương và chân thành nhất.Cảm ơn tác giả Trọng Nguyễn đã mang lại cho người dân Chợ Mới quê tôi một bài vọng cổ để đời với những làn điệu mượt mà không thể nào quên.
Tôi có một người bạn cũng yêu vọng cổ và những câu chuyện tản mạn trong những ngày Tết đến xuân về thật là hay.
"Vọng cổ là một nét đặc trưng riêng của dân Nam Bộ. Nghe thế nào để cảm nhận được cái hay mới là sành điệu!" - bạn ví von như thế.
Khi thưởng thức một bài vọng cổ, bạn thường chọn một nơi thật yên tĩnh để lắng đọng cùng nhịp phách.
Tết năm trước, có một người bạn từ hồi phổ thông từ Mỹ về. Bạn đưa chúng tôi ra sau vườn nhà, vừa lai rai vừa hàn huyên tâm sự. Khi đã ngà ngà say với men rượu, bất ngờ bạn mở vọng cổ cho chúng tôi nghe.
Giọng ca của Nhuận Điền (Thanh Tú) khi gặp lại Trần Minh (Thanh Sang) trong vở tuồng Bên cầu dệt lụa thật là da diết. "Uống chén rượu hôm nay để nhớ ngày đưa tiễn...".
Quả thật, chưa bao giờ tôi thưởng thức vọng cổ hay đến thế !Một lần trong bữa tiệc tất niên, chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm xoay quanh những vở tuồng cải lương cũng như những vai diễn của một số nghệ sĩ.
Bất ngờ, giọng ca của nghệ sĩ Văn Hường với bài vọng cổ Tựa tuồng sân khấu vang lên từ máy điện thoại của bạn. Thật là độc chiêu!
Một dạo, người ta khen một nghệ sĩ với làn hơi phong phú có thể lên vọng cổ một câu dài cả trăm từ. Anh chỉ phán: "Đó là phi vọng cổ!". Theo quan điểm của bạn, Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu’’, Tấn Tài với Bông ô môi… mới thực sự là vọng cổ thứ thiệt!
Một người làm công tác khoa học như bạn tôi lại có cảm nhận về vọng cổ thật độc đáo. Không chỉ nghe và cảm nhận anh còn tìm đọc những quyển sách của Vương Hồng Sển, Sơn Nam… để hiểu thêm về vọng cổ.
Trò chuyện với anh, tôi như được lan tỏa thêm khi thưởng thức cái hay, cái đẹp của dòng nhạc phương Nam này.
Trong những ngày Tết, lắng đọng củng những câu vọng cổ - một nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ quê hương để thẩm thấu hơn vốn quý và nét đẹp của âm nhạc Việt Nam.
Thanh âm của những giai điệu đầy màu sắc đưa ta về một cõi yên bình gần gũi. Những âm thanh đó liên quan đến sự thanh thản, hạnh phúc, bình an hay nói một cách khác là liên quan đến kho tàng sống đã được giấu kỹ trong tâm hồn mỗi con người.
Tết là dịp tốt để mở cánh cửa ký ức, để trở về với chính mình, về vùng âm thanh trong tâm hồn mình với những câu vọng cổ.
Chỉ với sáu câu nhạc nền vọng cổ Nam Bộ, hàng ngàn âm sắc của cuộc sống đã được biến tấu đi vào lòng người và góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, mang tính triết lý đạo học của người Việt và tạo nên một sức mãnh liệt và diệu kỳ trong lòng những người con yêu quê hương.
Diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ diễn ra từ ngày 20-1 đến 20-2-2025, do báo Tuổi Trẻ và Công ty INSEE Việt Nam đồng hành.
Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp đều có thể gửi bài tham dự diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ. Bài viết gửi đến địa chỉ email muaxuan2025@tuoitre.com.vn.
Bài viết tối đa 1.000 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email, số CCCD cùng số tài khoản để ban tổ chức liên lạc.
Bài viết phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài viết chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Bạn đọc chịu trách nhiệm về bản quyền, khiếu nại xảy ra (nếu có).
Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.
Giải thưởng diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ
Các bài bạn đọc gửi đến diễn đàn sẽ được chấm điểm theo tiêu chí cùng với điểm do bạn đọc bình chọn.
Trong đó điểm chuyên môn do ban tổ chức chấm chiếm 50%, bạn đọc bình chọn chiếm 50% tổng số điểm của bài dự thi.
Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.
- 1 giải nhất trị giá 5 triệu đồng.
- 3 giải nhì mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.
- 5 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Các bài được chọn đăng sẽ được chấm trả nhuận bút theo quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận