Nghệ sĩ Văn Hường chính là người đầu tiên thể hiện bài vọng cổ hài Tư Ếch đi Sài Gòn. Bài ca đầu tiên đánh dấu mở đầu thêm một sáng tạo mới của "Ông vua vọng cổ Viễn Châu" với thể loại vọng cổ hài vào những năm 1960.
Kể từ đó, Văn Hường được xem là "vua vọng cổ hài" với mấy trăm bài được thâu đĩa.
Giọng ca của ông vang danh khắp nơi và được mệnh danh là bậc thầy của thể loại này.
Tư Ếch đi hội chợ - Nguồn: Thích Hài Xưa Cổ Nhạc Xưa
Lý giải sự độc đáo của giọng ca Văn Hường để được xem là ông vua của thể loại này, nhiều nhà chuyên môn và ngay cả Văn Hường từng thừa nhận đó chính là chữ "ự ự" trong cách vô vọng cổ độc quyền và không giống ai.
Ông có cách ca, cách kể chuyện một cách hài hước, mùi mẫn và nhịp thì cực kỳ chắc.
Trong bài ca của ông, ông biết tạo những phá cách rất duyên dáng. Chẳng hạn những chữ có âm "R" ông nhấn nhá và kéo dài.
Những chữ dấu sắc, dấu hỏi ông lên rất cao.
Clip Tư Ếch đại chiến Văn Hường - Nguồn: Van Ro YouTube
Không chỉ đem đến màu sắc hài hước cho cải lương, giọng ca độc đáo của Văn Hường đã nhẹ nhàng châm biếm mặt trái cuộc sống, từ mê tín dị đoan, hủ tục đa thê… cho tới nạn hút sách, mê cờ bạc.
Mời độc giả cùng lắng nghe giọng ca yêu đời, yêu người của Văn Hường trong một vài bài ca cổ hài.
Tư Ếch Ba Râu đi xem đại nhạc hội - Nguồn: Various Artists
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận