01/02/2012 11:58 GMT+7

Ngày đầu đổi giờ, học sinh Hà Nội lúng túng

T.PHÙNG - X. LONG - VĨNH HÀ
T.PHÙNG - X. LONG - VĨNH HÀ

TTO - Sáng nay (1-2), nhiều tuyến đường ở Hà Nội thông thoáng hơn trong ngày đầu tiên UBND TP Hà Nội chính thức đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì.

Bối rối với tan trường lúc 19gGiáo viên, cảnh sát sẽ vất vả hơn

Buổi sáng đường thông

Nhiều người dân Hà Nội nhận định tình hình đi lại được cải thiện hơn, phần lớn các tuyến đường thường xuyên ùn tắc tuy vẫn đông nhưng dễ đi. Tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra trên một số đoạn mật độ đông và tuyến phố nhỏ nhưng kéo dài không quá lâu.

Tại các tuyến đường, từ 6g30 mật độ giao thông bắt đầu đông nhưng đến hơn 8g các tuyến đường hay bị tắc nghẽn trong giờ cao điểm như Trường Chinh, Chùa Bộc, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Đại La, Trương Định… vẫn không tắc nghẽn.

Đặc biệt, tuyến đường Trường Chinh trong sáng nay hành trình của xe máy vẫn đảm bảo 20-30km/g thay vì cảnh chen lấn với tốc độ rùa bò thường ngày.

Chị Hoàng Hương Trà, người thường đi lại trên tuyến đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở vào buổi sáng, cho biết “đường thoáng hơn, đến hơn 8g đã thấy vắng”.

Anh Nguyễn Anh Minh - người thường xuyên đi làm theo tuyến đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, cho biết sáng nay hành trình đi lại trên tuyến đường này nói chung là dễ chịu hơn.

Đến khoảng 8g15, tại điểm giao cắt đường Khương Trung và Nguyễn Trãi (chân cầu vượt Ngã Tư Sở), đoạn đường từ Chùa Bộc đến Ô Chợ Dừa xuất hiện tình trạng ùn ứ nhưng thời gian không kéo dài. Tình trạng ùn tắc cũng xuất hiện trên những phố nhỏ như Hồ Đắc Di trong khoảng 30 phút.

5swgPiZI.jpgPhóng to

Lượng xe tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã giảm đáng kể - Ảnh: Xuân Long

Xem video ngày đầu tiên Hà Nội đổi giờ học, giờ làm

Theo ghi nhận tại nhiều tuyến đường Phạm Hùng, Xuân Thủy, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã và các tuyến có mật độ xe nhiều như Giảng Võ, Đê La Thành, số xe trong giờ cao điểm sáng nay đã giảm đáng kể. Không có điểm ùn tắc kéo dài mà chỉ còn các điểm ùn tắc nhỏ do xung đột giao thông tại các ngã rẽ.

Thiếu úy Đặng Chiến Lĩnh, đội cảnh sát giao thông số 2 Công an thành phố Hà Nội, cho biết: do mới là ngày đầu thực hiện việc điều chỉnh giờ làm, giờ học nên chưa thể khẳng định ngay hiệu quả. Tuy nhiên, so với các ngày thường, đặc biệt là ngày lễ thì số lượng xe trong giờ cao điểm buổi sáng đã giảm rất nhiều. Việc điều hành giao thông trong giờ cao điểm cũng thuận lợi hơn.

Cũng trong sáng nay, Hà Nội đã thực hiện việc cấm xe máy, xe thô sơ đi trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Theo đó các xe này phải đi theo quốc lộ 1 cũ từ Văn Điển - Thường Tín về phía Phủ Lý (Hà Nam).

Tuy nhiên dù có biển hướng dẫn từ đường Giải Phóng về việc cấm xe nhưng vẫn có nhiều người đi xe máy ra đường Pháp Vân khiến tổ CSGT, thanh tra giao thông ở khu vực này liên tục yêu cầu người đi xe máy quay lại đi theo quốc lộ 1 cũ.

EcBWkSRx.jpgPhóng to

Chưa tới 7g sáng, học sinh cấp III đã phải đến trường cho kịp giờ vào học lúc 7g - Ảnh: Xuân Long

Er8IDE6H.jpgPhóng to

Sau 7g30, học sinh Trường trung học cơ sở Chu Văn An đã có mặt đông đủ nghe nhà trường thông tin thêm về quy định điều chỉnh giờ học - Ảnh: Xuân Long

Học sinh lúng túng, đi trễ

Với những sinh viên phải vào học trước 7g, việc đón xe buýt tại một số điểm khá khó khăn do nhiều chuyến xe đầy khách. Tại điểm chờ xe buýt đối diện cổng Trường đại học Hà Nội (

Trên 510.000 học sinh thuộc 900 trường trong tổng số gần 1,5 triệu học sinh của 2.500 trường tại Hà Nội sẽ đi học theo quy định mới về giờ học. Có hơn 90.000 học sinh THPT phải thực hiện đổi giờ học, trong đó khoảng 35.000 học sinh THPT học ca chiều phải tan học lúc 19g.

đường Nguyễn Trãi), có tình trạng sinh viên phải đợi đến hơn hai chuyến xe mới lên được xe buýt tuyến 02 do quá đông người.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, số học sinh phải thực hiện giờ học mới chiếm khoảng 30% tổng số học sinh toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và sẽ phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau vì chuyện đổi giờ học.

Theo phản ảnh của đại diện một số trường THPT sáng 1-2, tỉ lệ học sinh đến muộn nhiều hơn do chưa quen với giờ học mới.

Ở Trường THPT Quang Trung, Hà Nội những học sinh đi muộn cho biết do ngủ quên và đường đến trường vẫn tắc nên bị muộn.

OmzyQAGQ.jpgPhóng to

Từ 6g sáng lực lượng cảnh sát giao thông đã có mặt điều hành giao thông trên các tuyến (ảnh chụp tại nút giao Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc) - Ảnh: Xuân Long

TZdTQLgC.jpgPhóng to

Tình trạng ùn tắc xuất hiện trên đoạn đường Tây Sơn từ ngã tư Chùa Bộc đến Ô Chợ Dừa - Ảnh: T.Phùng

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có thông báo cho từng trường trong diện “đổi giờ” phải tạo điều kiện cho học sinh dù đến muộn vẫn được vào lớp. Tuy nhiên, ở một số trường THPT, theo phản ảnh của học sinh, quy định của trường không cho phép học sinh đi muộn quá 5 phút, bảo vệ nhà trường đóng cổng đúng giờ quy định nên các em vẫn phải đứng ngoài.

Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo cho từng trường trong diện “đổi giờ” phải tạo điều kiện cho học sinh dù đến muộn vẫn được vào lớp.

Khoảng thời gian giữa giờ tan học ca sáng và bắt đầu vào học ca chiều của học sinh các trường THCS quá ngắn (chỉ chừng 15-20 phút) nên tại nhiều cổng trường THCS trưa nay bị ùn tắc.

Nhiều phụ huynh và học sinh bậc THPT rất lo lắng với giờ tan học quá muộn. Theo đại diện ban phụ huynh một số lớp Trường THPT Trần Phú, Kim Liên, thay vào việc đi xe đạp, nhiều gia đình phải bố trí đưa đón con bằng xe máy, ôtô vì lo ngại việc con đi học về quá muộn. Trường THPT Kim Liên đã bố trí thời khóa biểu cho học sinh 6 tiết/buổi để tránh học chéo ca và chốt giờ tan học là 19g.

T.PHÙNG - X. LONG - VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên