Kiểm toán là gì? Cơ hội thăng tiến trong ngành kiểm toán
Kiểm toán (Audit) là quá trình thu thập, đánh giá, xác thực các chỉ số báo cáo tài chính của bộ phận kế toán cung cấp so với các chuẩn mức được thiết lập.
Bằng phương pháp điều tra, quan sát, kiểm kê, đối chiếu, kiểm toán viên sẽ xác minh tính chính xác của tài liệu, tính hợp pháp của báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, kiểm toán viên sẽ nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đó.
Có thể với nhiều ngành nghề, bạn sẽ không tìm thấy được một lộ trình thăng tiến cụ thể. Nhưng với ngành kiểm toán, bạn có thể bắt đầu từ thực tập sinh, đến trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, giám đốc kiểm toán và cao nhất là đối tác kiểm toán. Do vậy nếu yêu thích và đam mê với các con số thì bạn có thể cân nhắc theo đuổi ngành kiểm toán, chắc chắn sẽ không thiếu cơ hội và thăng tiến trong sự nghiệp.
Kiểm toán - Nghề làm cho các con số biết nói (Nguồn: Internet)
So sánh kiểm toán và kế toán
Mặc dù cả kế toán và kiểm toán đều thuộc lĩnh vực kế toán tài chính, làm việc với những con số, tổng hợp thành bản báo cáo chi tiết, song cả 2 sẽ có những điểm khác biệt cơ bản sau:
● Thời điểm làm việc: Kế toán sẽ bắt đầu từ khi có giao dịch tài chính, còn kiểm toán sẽ bắt đầu khi kế toán hoàn thành công việc.
● Công việc: Kế toán trình bày thông tin chi tiết về các tài sản, giao dịch, kiểm toán sẽ kiểm tra độ chính xác của các số liệu đó.
● Thời gian làm việc: Kế toán làm việc quanh năm còn kiểm toán sẽ làm việc theo định kỳ với từng mốc thời gian cụ thể.
Những điểm giống và khác nhau giữa kế toán và kiểm toán (Nguồn: Internet)
Cơ hội việc làm và mức lương ngành kiểm toán
Nếu đang phân vân không biết có nên học ngành kiểm toán không, ngành kiểm toán có dễ xin việc không, bạn đừng lo, sau khi tốt nghiệp ngành kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm một số công việc như:
● Thủ quỹ, kiểm soát viên
● Tư vấn kế toán, thuế
● Nghiên cứu viên, giảng viên kiểm toán - kế toán
● Thanh tra kinh tế
● Tư vấn tài chính cho công ty, doanh nghiệp
Đặc biệt, nếu có kiến thức, kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vào Big4 của ngành Kiểm toán: Emst & Young, KPMG, PwC, Deloitte.
Ngành kiểm toán lương bao nhiêu? Theo thống kê của VietNamSalary, mức lương của ngành kiểm toán sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm:
● Kiểm toán viên từ 1-4 năm kinh nghiệm rơi vào khoảng 12.7 triệu đồng
● Kiểm toán viên từ 5-9 năm kinh nghiệm sẽ khoảng 19.3 triệu đồng
● Kiểm toán nội bộ, mức lương trung bình là 13.2 triệu đồng
● Chuyên viên kiểm toán nội bộ với mức lương giao động từ 11.9 - 17.3 triệu đồng
Mức lương và cơ hội việc làm của ngành kiểm toán (Nguồn: Internet)
Các trường đào tạo ngành kiểm toán
Ngành kiểm toán nên học trường nào? Hầu hết những trường thuộc khối kinh tế đều đào tạo ngành kiểm toán. CareerViet đã tổng hợp một số trường theo khu vực để các bạn tiện theo dõi:
Khu vực miền Bắc
● Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
● Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
● Học viện Tài chính
● Học viện Ngân hàng
Khu vực miền Trung
● Đại học Tài chính - Kế toán
● Đại học Kinh tế - Đại học Huế
● Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
● Trường Đại học Kinh tế TPHCM
● Trường Đại học Ngoại Thương TPHCM
● Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
● Trường Đại học Tài chính - Marketing
Các trường đào tạo ngành Kiểm toán (Nguồn: Internet)
Tố chất cần có khi học ngành kiểm toán
● Yêu thích làm việc với những con số: Kiểm toán là một ngành liên quan chặt chẽ với toán học tính toán thu chi, báo cáo tài chính,... Do vậy với những bạn giỏi toán, lựa chọn ngành này sẽ là một lợi thế rất lớn.
● Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, thuyết phục: Kiểm toán hoạt động có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ. Không phải ai cũng đồng ý với những nhận định kiểm toán viên trình bày, ngay cả khi có những bằng chứng xác thực. Do vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần có khả năng diễn giải, thuyết phục người nghe.
● Quản lý thời gian, chịu áp lực tốt: Có thể nói, ngành kiểm toán yêu cầu khả năng chịu áp lực công việc rất cao, do vậy bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tinh thần thật tốt. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách sắp xếp thời gian để hoàn thành được đúng tiến độ công việc.
● Độc lập, khách quan: Độc lập cả về tư tưởng và hình thức là 2 yếu tố trong đạo đức nghề nghiệp của ngành kiểm toán. Bạn cần đưa ra kết luận một cách khách quan, công bằng, không thiên vị, không vì yếu tố lợi ích cá nhân mà gây ảnh hưởng đến người khác.
Tố chất để thành công trong ngành kiểm toán (Nguồn: Internet)
Ngành kiểm toán thi khối nào?
Các bạn cần biết ngành kiểm toán thi khối nào để có thể lên kế hoạch ôn tập phù hợp với những môn học thuộc tổ hợp thi tuyển. Một số khối thi bạn tham khảo như:
● A00: Toán, Lý, Hóa
● A01: Toán, Lý, Anh
● C00: Văn, Sử Địa
● D01: Toán, Văn, Anh
● C01: Toán, Lý, Văn
Tìm hiểu các khối thi của ngành kế toán để có định hướng học tập phù hợp (Nguồn: Internet)
Trong thế giới kinh doanh ngày càng phức tạp, ngành kiểm toán càng khẳng định được vai trò không thể thiếu. Nếu bạn không biết mình có phù hợp với ngành kiểm toán không thì hãy truy cập ngay CareerMap - một công cụ giúp bạn khám phá bản thân và mở ra cả một thế giới nghề nghiệp chỉ với 3 bước đơn giản. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc CV ấn tượng tại CVHay để tự tin ứng tuyển tại hàng ngàn công việc được đăng tải trên CareerViet nhé.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận