01/02/2018 18:59 GMT+7

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ

AN TRẦN (Theo Daniel Miller)
AN TRẦN (Theo Daniel Miller)

TTO - Tây Tạng được mệnh danh là nóc nhà của thế giới bởi độ cao và vẻ đẹp của nơi này. Các phi hành gia chụp những bức ảnh bằng máy ảnh cầm tay ở độ cao từ 200 tới 400km so với mặt đất để ghi lại khung cảnh hùng vĩ, bao la này.

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 1.

Ảnh tái hiện trên máy tính về địa chất của cao nguyên Tây Tạng dựa trên ảnh chụp từ không gian - Ảnh của trung tâm không gian Johnson

Không giống như các bản đồ truyền thống hoặc hình ảnh vệ tinh, những bức ảnh của các phi hành gia cung cấp một cái nhìn thực tế về Trái đất từ ​​các góc độ và hướng khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm. Như vậy, chúng ta có thể so sánh sự khác biệt về cảnh quan ở các mùa và cảnh quan nhìn từ góc nghiêng hoặc trực tiếp từ trên cao. 

Các bức ảnh chụp từ không gian sẽ giúp bạn có một tầm nhìn tổng quát về toàn bộ khu vực. Khi xem những hình ảnh này bạn dễ dàng nhận ra vì sao Tây Tạng được gọi là Mái nhà của thế giới và vị thế của khu vực so với địa lý của Châu Á.

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 2.

Trạm không gian quốc tế nhìn từ Space Shuttle. Hồ Peko Tso thuộc Tibet ở bên trái. Khu vực Mustang ở phía dưới trung tâm của ảnh

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 3.

Cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya. Bhutan nằm ở phía dưới bên phải. Nhìn theo phía tay phải của Bhutan là hồ Namtso và Yamdrok. Lhasa nằm giữa hai hồ này

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 4.

Thung lũng Langtang Nepal và hồ Peko Tso ở Tây Tạng

Hầu hết các bức ảnh chụp từ không gian của phi hành gia đều được NASA cung cấp mã số ID. Ví dụ ID của hình ảnh tiêu đề là STS41G-120-22. Trên nhiều bức ảnh của phi hành gia, ngày chụp cũng được cung cấp. Trên trang web NASA, có nhiều thông tin cụ thể hơn cho mỗi hình ảnh về máy ảnh và ống kính được sử dụng, chiều cao của tàu vũ trụ trên trái đất khi chụp ảnh, và vị trí của tàu vũ trụ.

Cao nguyên Tây Tạng là vùng đất có rất nhiều hồ và núi thiêng. Núi Kailash được xem là ngọn núi thiêng nhất Tây Tạng, là trung tâm của vũ trụ. Kailash được xem là thánh địa của những người theo đạo Phật, đạo Bon, đạo Hindu và đạo Jain. 

Họ cho rằng Kailash là nơi trú ngụ của các vị thần và những vị thần này bảo hộ cho người dân ở đây. Người Tây Tạng tin rằng nếu những vị thần tức giận, họ sẽ làm mưa đá, bão tuyết hoặc dịch bệnh gia súc để trừng phạt những hành vi xấu của con người.

Bốn con sông lớn bắt nguồn từ Kailash là sông Brahmaputra, sông Gandaki, sông Sutlej và sông Indus.

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 5.

Khu vực Himalaya nhìn từ phía Bắc sang Nam

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 6.

Cận cảnh hồ Panggong Tso

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 7.

Hồ Manasarowa và Rakshastal

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 8.

Hồ thiêng Namtso có hình dáng giống con bọ cạp

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 9.

Một phần hồ Nam Tso đóng băng vào mùa đông

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 10.

Khu vực núi Everest

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 11.

Núi thiêng Kailash ở phía Bắc Tây Tạng

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 12.

Phía Tây của Nepal. Sông Karnali là con sông lớn ở chính giữa hình

Ngắm ảnh ‘nóc nhà thế giới’ từ vệ tinh cực hùng vĩ - Ảnh 13.

Phía Tây của Tây Tạng tới khu vực Ladakh của Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan

AN TRẦN (Theo Daniel Miller)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên