Mỹ, EU trừng phạt thêm, Nga tuyên bố "có qua có lại"Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước sáp nhập CrimeaTổng thống Putin ký ban hành đạo luật sát nhập Crimea
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói sẽ tạm ngưng các biện pháp trừng phạt trả đũa với Mỹ - Ảnh: Reuters |
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang khi EU ngày 21-3 mở rộng danh sách cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 33 quan chức Nga, Crimea, chỉ vài giờ sau khi Mỹ thêm 20 cái tên vào danh sách cấm vận, trong đó có chánh văn phòng tổng thống Sergei Ivanov và hai nhân vật thân cận của ông Putin. Ngoài ra, EU cũng hủy Hội nghị thượng đỉnh EU - Nga dự kiến diễn ra vào tháng 6.
Trả đũa những việc này, Matxcơva công bố danh sách chín chính trị gia cao cấp của Mỹ bị cấm đi lại và phong tỏa tài sản tại Nga, bao gồm thượng nghị sĩ John McCain, Harry Reid, chủ tịch hạ viện John Boehner. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 21-3 chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây là trái luật. Nhưng trong dấu hiệu kiềm chế sự leo thang, sau cuộc họp với các quan chức an ninh cùng ngày, ông Putin tuyên bố Nga sẽ kiềm chế các biện pháp trả đũa thêm đối với Mỹ.
Ukraine và EU hôm qua đã ký thỏa thuận về củng cố hợp tác kinh tế giữa lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh chính thức sáp nhập Crimea vào nước Nga.
Thỏa thuận được ký với EU chính là thỏa thuận mà tổng thống Yanukovych từng từ chối vào phút chót hồi tháng 11-2013, dẫn đến các cuộc biểu tình khiến chính quyền bị lật đổ. Thỏa thuận được ký sớm là thể hiện của EU ủng hộ với chính quyền mới ở Kiev.
Kinh tế Nga ảnh hưởng
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo châu Âu có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mở rộng nếu tình hình xấu đi. Để chuẩn bị, EU cho biết đã bắt tay soạn thảo kế hoạch giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.
Mỹ trong khi đó khẳng định Nga đang nếm mùi trừng phạt. Hai công ty Visa và Mastercard ngày 21-3 đã đóng băng giao dịch của các chủ thẻ trong Ngân hàng Nga Rossiya, bị Mỹ liệt vào danh sách cấm vận. Giá hàng loạt cổ phiếu của Nga cũng lao dốc sau khi cả hai hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor và Fitch hạ triển vọng tín nhiệm của Matxcơva xuống mức tiêu cực.
Theo Reuters, cổ phiếu của Công ty sản xuất khí đốt Novatek rớt 12%. Đồng sở hữu Công ty Gennady Timchenko, cũng là một cổ đông trong Ngân hàng Rossiya, nằm trong danh sách những cá nhân có liên quan đến ông Putin bị phương Tây trừng phạt. Cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank giảm 2,9%, trong khi Tập đoàn khí đốt Gazprom mất 2,5% giá trị. Ngược lại, cổ phiếu châu Âu tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Ông Putin tìm kiếm ủng hộ của châu Á
Theo Reuters, trong lúc Tổng thống Putin phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea, nhân vật thân cận nhất của ông là Igor Sechin, lãnh đạo Tập đoàn dầu mỏ Rosneft, đã lên đường sang châu Á để củng cố quan hệ với các đồng minh ở phía đông.
Thông điệp mà ông Sechin đưa ra khá rõ: nếu Mỹ và châu Âu cô lập Nga, Matxcơva vẫn sẽ có các hợp đồng kinh doanh, năng lượng, quân sự và liên minh chính trị ở châu Á. Sự ủng hộ của Trung Quốc có giá trị lớn đối với ông Putin. “Quan hệ giữa Nga với phương Tây càng tệ bao nhiêu thì Nga càng muốn thân hơn với Trung Quốc bấy nhiêu” - chuyên gia Vasily Kashin thuộc Tổ chức Phân tích chiến lược và công nghệ nhận định.
Ông Sechin cũng thăm Ấn Độ và Hàn Quốc. Trước đó, ông Putin đã điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và cảm ơn “sự khách quan” của New Delhi.
Nga đòi nợ Ukraine Nga tiếp tục gây sức ép với Ukraine khi đòi Kiev phải trả lại Matxcơva 11 tỉ USD tiền giảm giá khí đốt mà Nga dành cho Ukraine. Khoản tiền nằm trong thỏa thuận Nga bán rẻ năng lượng để đổi lấy căn cứ hải quân ở Sevastopol nay đã bị hủy bỏ. Ngoài ra, Kiev còn nợ Matxcơva 3 tỉ USD tiền vay dưới hình thức trái phiếu Eurobond và 2 tỉ USD tiền nợ Công ty khí đốt Gazprom. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận