Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
NASA thử nghiệm siêu tên lửa, chuẩn bị trở lại Mặt trăng
TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sáng 18-3 bắt đầu di chuyển một tên lửa đẩy mới đến bệ phóng trước khi tiến hành một loạt thử nghiệm để phóng lên Mặt trăng trong loạt sứ mệnh Artemis - biểu tượng cho tham vọng vũ trụ mới của Mỹ.

Siêu tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion của NASA thực hiện sứ mệnh Artemis 1 của NASA - Ảnh: THE EUROPEAN NEWSWIRE
Với tàu vũ trụ Orion gắn ở phần đỉnh, tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) Block 1 cao 98m, cao hơn tượng Nữ thần Tự do, tạo ra lực đẩy mạnh hơn 15% so với Saturn V (tên lửa dùng trong các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Apollo trước đây) và dự kiến sẽ là tên lửa mạnh nhất thế giới ở thời điểm được vận hành.
Theo thông báo của NASA, tên lửa mới đã rời cơ sở lắp ráp ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào khoảng 4h47 sáng 18-3 theo giờ Việt Nam và bắt đầu hành trình di chuyển trên đường ray trong thời gian 11 giờ để đến tổ hợp bệ phóng 39B, cách đó 6,5km. Khoảng 10.000 người tập trung theo dõi sự kiện này.
Theo trang Space.com, đây là thời khắc quan trọng đối với NASA và chương trình Artemis Mặt trăng của họ. Chương trình này nhằm thiết lập sự hiện diện lâu dài và bền vững của con người trên Mặt trăng vào cuối thập niên 2020.
Khi SLS đã đến bệ phóng, đội kỹ thuật sẽ dành vài giờ để nâng tên lửa và tàu vũ trụ lên vị trí phóng. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ dành vài tuần để trải qua quá trình thử nghiệm trước khi phóng.
Artemis 1 là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình Artemis Mặt trăng của NASA. Tên lửa SLS sẽ phóng tàu Orion không người lái lên vũ trụ trong một sứ mệnh kéo dài khoảng 26 ngày, trong đó tàu sẽ dành 6 ngày quay quanh Mặt trăng trước khi trở lại Trái đất.
Theo Hãng tin Reuters, tàu vũ trụ Orion sẽ chở một phi hành đoàn mô phỏng gồm ba manơcanh. Ngoài 2 nữ, còn 1 nam có tên "Chỉ huy Moonikin Campos", để vinh danh kỹ sư NASA quá cố Arturo Campos - người đã đưa Apollo 13 trở lại Trái đất sau một tai nạn. Tất cả manơcanh đều được gắn các cảm biến để đo dải bức xạ.
"Thưa quý vị, tên lửa mạnh nhất thế giới từng xuất hiện ở đây. Nó quay trở lại Mặt trăng và sau đó lên sao Hỏa", ông Bill Nelson, lãnh đạo NASA, cho biết ngay sau buổi di chuyển siêu tên lửa bắt đầu.
Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion sẽ trải qua nhiều thử nghiệm khác nhau để đảm bảo khả năng sẵn sàng cho buổi phóng lên vũ trụ, dự kiến vào cuối tháng 5-2022.
Sau sứ mệnh Artemis 1 thành công sẽ có sứ mệnh Artemis 2 nối tiếp. Sứ mệnh Artemis 2 có phi hành đoàn sẽ bay quanh Mặt trăng vào năm 2024. Artemis 3, sẽ là chuyến đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của NASA kể từ năm 1972, dự kiến không sớm hơn năm 2025.
Bộ đôi tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion, trị giá khoảng 37 tỉ USD, tạo thành xương sống của chương trình Artemis của NASA.
Việc ra mắt siêu tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kế hoạch khám phá Mặt trăng mới của Mỹ sau nhiều năm thất bại.
-
TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
-
TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
-
TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
-
TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
-
TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận