Ảnh: L.ĐIỀN
Tập sách cũng chính là dòng cảm xúc của một người nặng lòng với đô thị Sài Gòn, nơi tác giả đã gắn bó gần 50 năm qua.
Tác giả cẩn thận ghi chép những đổi thay trong quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn. Sách được tác giả sắp xếp thành ba phần: Cảm xúc đô thị, Không gian đô thị và Đời sống đô thị.
Bạn đọc sẽ gặp lại những trang viết các chính sách nước có ảnh hưởng đến đô thị hay câu hỏi "Con trẻ chơi ở đâu?" là vấn đề không giỡn chơi đối với các nhà quy hoạch và phát triển đô thị.
Sự thay đổi của thành phố này mang lại cho tôi biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc khác nhau.
Tác giả Nguyễn Minh Hòa
Có những góc nhìn tưởng đã rõ từ lâu, nhưng đọc các trang viết của một nhà chuyên môn lại thấy có lẽ mình còn chưa hiểu Sài Gòn đến đầu đến đũa...
Chẳng hạn việc khám phá ra Sài Gòn từng có một thung lũng xanh tuyệt đẹp, do người Pháp cố tình tạo ra vào khoảng năm 1870, trải dài từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến sát rạch Thị Nghè, với trục phát triển chính là đường Lê Duẩn (theo hình dung hiện nay).
"Các nhà quy hoạch Pháp đã cố tình đẩy các nhà cao tầng ra phía xa để tạo ra hình thái đô thị cao bên ngoài, thấp bên trong như hình cái nón lật ngược, mà trung tâm là một thung lũng xanh", cách nhìn tinh tế của Nguyễn Minh Hòa không những cho thấy sự thấu hiểu của ông với những nhà quy hoạch Sài Gòn xưa, mà qua đó còn cho thấy cảm tình của một người Sài Gòn muốn níu giữ những nét đẹp đô thị.
Và nếu tìm kiếm ở chiều sâu của đời sống đô thị, người đọc bắt gặp tác giả đặt lại những vấn đề căn cốt, đó là giá trị của an sinh (Thật vô nghĩa khi không an), hồn cốt của thị dân từ thói quen giản đơn là đi xe đạp (Tìm lại thói quen xưa), hay ở góc độ tế nhị của quản lý: cái nào Nhà nước cần can thiệp bằng luật và cái nào nên mạnh dạn để người dân tham gia thực hiện sẽ tốt hơn rất nhiều (Để dân làm)...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận