"Hãy để giao dịch chạy tự do. Gắn tiền tệ của bạn với đồng USD. Sắp xếp chính sách đối ngoại của bạn với Mỹ" - Mỹ và phương Tây đã viết ra các quy tắc kinh tế này, nền tảng của trật tự thế giới kể từ Thế chiến II.
Giờ đây các quốc gia đang phát triển ở khu vực Nam bán cầu đang âm thầm sửa đổi chúng, theo Hãng tin Bloomberg.
“Chúng tôi phải tồn tại!”
"Nam bán cầu nhìn thấy cơ hội vạch ra tương lai của chính mình", bà Nirupama Menon Rao, cựu ngoại trưởng Ấn Độ, chỉ ra rằng đất nước của bà đang mở rộng thanh toán kỹ thuật số sang các quốc gia đang phát triển.
“Ấn Độ đã tiếp cận thành công với các quốc gia ở Nam bán cầu” - bà Rao nói với Bloomberg Television hồi tháng 6.
Các quốc gia đang phát triển đang đòi kiểm soát các nguồn tài nguyên của họ, sắp xếp lại một phần mối quan hệ từ thời thuộc địa, bằng cách đòi lại các nhà máy ở nước họ.
Cùng với Namibia và Zimbabwe, Ghana đang chuẩn bị cấm xuất khẩu lithium - nhiên liệu thiết yếu cho xe điện. Indonesia thì cấm xuất khẩu quặng niken.
Ông Luhut Panjaitan, bộ trưởng đầu tư Indonesia, cho biết hồi tháng 5: “Chúng tôi không thể tiếp tục cầu xin và van xin từ các bạn. Bạn có thể tức giận với chúng tôi vì buôn bán với các quốc gia khác, nhưng chúng tôi phải tồn tại”.
Điều gì đang dịch chuyển thị trường?
Khi đến thăm Trung Quốc hồi tháng 4, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã hỏi: “Ai quyết định rằng đồng USD sẽ tiếp tục nắm quyền lực toàn năng?".
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đang thảo luận về các kế hoạch mới nhằm đa dạng hóa giỏ tiền tệ mà họ sử dụng để thiết lập giá trị của đồng baht, để nước này ít bị ràng buộc hơn với đồng USD.
Indonesia cũng đang củng cố thị trường nội tệ khi các nước láng giềng trong khu vực thiết lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số, giảm nhu cầu sử dụng đồng USD trong các giao dịch mua hằng ngày.
Trong khi đó châu Phi đang thảo luận về một đồng tiền chung.
Thêm một yếu tố địa chính trị, các quốc gia không còn chọn phe trong cuộc chiến giữa phương Tây với Nga hay Mỹ với Trung Quốc: 32 quốc gia đã bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2 yêu cầu Nga rút khỏi Ukraine.
Các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina và Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin Diokno giải thích sự trung lập của mình: “Chúng tôi là bạn của tất cả mọi người”.
Ấn Độ đang mua dầu của Nga bất chấp lệnh trừng phạt do Mỹ đứng đầu. “Năng lượng không phải là lòng vị tha hay từ thiện”, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với Bloomberg TV hồi tháng 2.
Tháng 6, khi một tàu Trung Quốc đối đầu với một tàu chiến Mỹ ở eo biển Đài Loan, các bộ trưởng quốc phòng châu Á tại một hội nghị thượng đỉnh ở Singapore chỉ nhấn mạnh tránh xung đột.
Phải chăng Nam bán cầu quyết định đưa ra một tầm nhìn của riêng mình?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận