Hội nghị EU nóng vì bê bối nghe lén của MỹThủ tướng Đức yêu cầu Mỹ trả lời vụ nghe lén điện thoạiTrang web của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ tê liệtThủ tướng Đức bị Mỹ nghe lén hơn 10 năm nay!
Phóng to |
Người biểu tình chống chương trình theo dõi của NSA trước tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 26-10 |
Theo Spiegel, bộ phận dịch vụ thu thập đặc biệt của NSA (SCS), cơ quan tiến hành nghe lén, có cơ sở ở ít nhất 80 thành phố trên thế giới như Paris, Madrid, Rome, Prague, Geneva và Frankfurt. Ở Berlin, SCS không đăng ký với chính quyền là văn phòng tình báo.
Hiện cả Brazil và Đức, hai nước có lãnh đạo bị NSA nghe lén, đang soạn thảo nghị quyết về hạn chế theo dõi các liên lạc điện tử để đưa ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua. Theo Guardian, bản dự thảo nghị quyết sẽ được đưa ra cấp tiểu ban vào tuần này và ra cuộc họp toàn thể của đại hội đồng trong tháng 11. Dù không mang tính ràng buộc, nghị quyết sẽ là tuyên bố mạnh mẽ nhất của cộng đồng quốc tế đối với các hành vi nghe lén và theo dõi kiểu NSA.
Theo dõi rộng khắp
Mỹ đề nghị Nhật theo dõi Internet ở châu Á - Thái Bình Dương Báo chí Nhật đưa tin NSA từng đề nghị Chính phủ Nhật hỗ trợ việc theo dõi hệ thống cáp quang truyền tải tín hiệu điện thoại và Internet ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Kyodo, lúc đó Chính phủ Nhật từ chối vì vướng về mặt pháp luật và không đủ nhân sự. |
Sự bùng nổ các vụ nghe lén cho thấy một thực tế: thời đại số cho phép các nước theo dõi lẫn nhau nhiều hơn bao giờ hết. Trong khi cơ quan tình báo NSA của Mỹ theo dõi các nước, các nước khác như Trung Quốc và các cường quốc châu Âu cũng sử dụng các công nghệ y như NSA để dọ thám.
New York Times trích các chuyên gia tình báo nói Pháp là một trong những nước rất giỏi trong việc “thuổng” các bí mật công nghiệp và sở hữu trí tuệ. Nhưng mấy năm trở lại đây, Trung Quốc đã vượt Pháp trong lĩnh vực này. Chiến thuật tấn công mạng ào ạt của Bắc Kinh giúp họ tiếp cận được cả Lầu Năm Góc và lấy được thiết kế của máy bay F-35, chiến đấu cơ đắt giá nhất trong lịch sử.
Người Nga thì được tiếng rất kiên nhẫn trong việc thâm nhập các hệ thống. “Họ kiên nhẫn hơn nhiều so với người Trung Quốc - một quan chức tình báo nói - Vì vậy họ không bị phát hiện thường xuyên”. Israel thì thường hợp tác với Mỹ nhắm vào các đối tượng lớn, như Iran, đồng thời sử dụng kết hợp cả các biện pháp tình báo truyền thống và hiện đại. Tuần trước, sau thông tin điện thoại bị theo dõi, bà Angela Merkel chìa cho các phóng viên coi chiếc điện thoại được mã hóa mới của mình - để chống lại NSA.
Việc nghe lén của NSA đã bắt đầu từ thời tổng thống George W. Bush. Cho đến giờ chưa rõ động cơ nào khiến Washington khi đó quyết định theo dõi điện thoại của bà Merkel. Tờ Bild (Đức) nói Tổng thống Obama biết về vụ việc từ năm 2010 đến nay.
Hacker Trung Quốc từng theo dõi Obama
Bản thân Tổng thống Mỹ Barack Obama từng trải qua kinh nghiệm về chuyện bị dọ thám này. Theo New York Times, từ năm 2008, phía Mỹ đã phát hiện hacker Trung Quốc đột nhập hệ thống máy tính tranh cử của ông Obama. Tổng thống Mỹ sau đó phải đấu dữ dội với cơ quan tình báo để giữ lại chiếc máy Blackberry - NSA cấp cho ông loại được mã hóa đặc biệt và tổng thống chỉ được dùng để liên lạc với một số cố vấn và bạn bè cũ. Một số quan chức nói tổng thống Mỹ có thể sẽ không còn được dùng Blackberry nữa nếu Lenovo của Trung Quốc mua lại Blackberry trong thời gian tới.
Dù giới tình báo vẫn nói chuyện theo dõi là việc ai cũng làm, các quan chức Mỹ thừa nhận sự tức giận của châu Âu với hành vi theo dõi thái quá của NSA. Ở Washington, các quan chức đang tranh cãi việc có nên hạn chế bớt hoạt động của NSA khi khả năng theo dõi của cơ quan này giờ phát triển quá mức so với khả năng kiểm soát.
“Đúng là mọi người đều làm vậy nhưng câu bào chữa của NSA đã quá cũ rồi” - một cựu quan chức Mỹ nói. Ở châu Âu, cả bà Merkel và Tổng thống Pháp Hollande giờ đã yêu cầu Mỹ đàm phán về “bộ quy tắc ứng xử” để hạn chế việc theo dõi lẫn nhau này. Bà Merkel đến giờ vẫn kêu gọi Mỹ phải “phục hồi niềm tin” và coi việc nghe lén giữa đồng minh như vậy là hành vi “phản bội”.
Theo New York Times, cả Mỹ và Pháp đều muốn tham gia nhóm chia sẻ thông tin tình báo, gọi là nhóm “5 mắt” của Mỹ (gồm thêm Anh, Canada, Úc và New Zealand). Ngoài ra, EU đang tính tới việc đòi hỏi các tập đoàn công nghệ như Google và Yahoo phải xin phép châu Âu trước khi thực hiện các trát theo dõi hay cung cấp thông tin/email khi Mỹ yêu cầu. Nếu từ chối, các tập đoàn có thể đối mặt với các khoản phạt lớn từ EU.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận