Tuy nhiên, sau chính biến hồi tháng 5-2014, một số nghị sĩ Mỹ đề xuất chuyển cuộc tập trận này sang miền bắc Úc hoặc bỏ luôn.
Tuy nhiên, dù muốn Thái Lan có một chính quyền dân chủ, Washington không muốn gặp rủi ro trong quan hệ với Bangkok, đặc biệt là khi cường quốc này đang theo đuổi chính sách xoay trục châu Á để đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang tìm mọi cơ hội đẩy sự xoay trục của Mỹ ra xa kể từ sau đảo chính ở Thái Lan.
Tuần trước, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đã hội đàm với Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tại Bangkok để tăng cường hợp tác quân sự. Giới quan sát coi sự mở rộng quan hệ này là một quân cờ mà Bangkok dùng để thương lượng với Washington.
AFP dẫn lời chuyên gia quân sự Anthony Davis của tạp chí IHS-Jane’s thường trú tại Bangkok nhận định: “Đây là một mối quan hệ an ninh mật thiết đã có nhiều thập kỷ qua và đang được củng cố bằng nhiều thách thức. Anh không thể ném nó đi dễ dàng trong một cơn giận dỗi”. Các nhà phân tích cho rằng ít có khả năng Bangkok quay lưng lại với đồng minh lâu đời nhất của mình và ngả sang Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đông Nam Á Gregory Poling thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói cuộc đảo chính ở Thái Lan đã đẩy Mỹ vào thế kẹt. Chính phủ Mỹ không thể thừa nhận chính quyền quân sự nhưng Thái Lan lại là đồng minh khăng khít nhất của Washington trong khu vực.
Trên quan điểm đó, Mỹ đã tập trung vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thảm họa trong cuộc tập trận năm nay thay vì tập bắn đạn thật như những lần trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận