18/02/2012 06:07 GMT+7

Mức độ sai của quyết định là căn cứ để giảm nhẹ

Luật sư LÊ VĂN HOAN (Đoàn luật sư TP.HCM)
Luật sư LÊ VĂN HOAN (Đoàn luật sư TP.HCM)

TT - Bài viết “Chống người thi hành “công vụ sai” có phạm tội không?” trên Tuổi Trẻ 17-2 đã thu hút 35 phản hồi. Phần lớn ý kiến đề nghị xem xét sửa đổi quy định của pháp luật về tội chống người thi hành công vụ. Dưới đây là một ý kiến:

Những người thực hiện công vụ trong vụ việc cưỡng chế nên phân ra làm hai loại: một loại là ra quyết định và chỉ đạo thực hiện quyết định, một loại là thi hành quyết định, mệnh lệnh của người chỉ đạo. Những người thi hành mệnh lệnh dù biết hành vi đó là trái luật vẫn phải thực hiện. Nếu không thực hiện có thể những người này sẽ bị chế tài nhất định.

Giả sử quyết định (công vụ) ở đây là sai thì người ra quyết định và có thể cả người chỉ đạo thực hiện phải chịu trách nhiệm, còn những người thực hiện một công việc do người chỉ đạo thì không thể nói là họ không thực hiện công vụ. Như vậy, những người chống đối người thực hiện công vụ loại này đương nhiên là chống người thi hành công vụ. Tính chất mức độ của hành vi này có mối quan hệ nhân quả với quyết định (công vụ) sai trước đó.

Do vậy, theo quan điểm cá nhân tôi, hậu quả của hành vi chống người thi hành công vụ hay nói chính xác hơn là kết quả của vụ án chống người thi hành công vụ là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét tính chất, mức độ hành vi của người ra quyết định (công vụ) sai. Ngược lại, tính chất mức độ (sai) của quyết định là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm đối với người chống người thi hành công vụ.

Bởi suy cho cùng chính từ quyết định (công vụ) sai này mới dẫn tới thực hiện (công vụ) và tiếp theo là hành vi chống người thi hành công vụ của đối tượng bị cưỡng chế trong quyết định (công vụ) ban đầu.

Luật sư LÊ VĂN HOAN (Đoàn luật sư TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên