01/11/2020 14:43 GMT+7

Mưa, gió lốc, nhiệt độ, triều cường đều tăng ở TP.HCM sau 40 năm

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Mưa cực đoan, gió lốc nguy hiểm, nhiệt độ tăng, triều cường phá vỡ mọi kỷ lục... những yếu tố trên tăng vọt trong 40 năm qua cho thấy biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM.

Mưa, gió lốc, nhiệt độ, triều cường đều tăng ở TP.HCM sau 40 năm - Ảnh 1.

Giố lốc nhổ hàng loạt cây xanh trên đường Võ Văn Kiệt tối 31-10 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo "Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn TP.HCM" vừa được UBND TP.HCM ban hành cho thấy từ năm 1977 đến nay cho thấy nhiệt độ trung bình năm của thành phố trong thời kỳ 1993 đến hiện tại gia tăng trên toàn khu vực. Trong đó mức tăng trong các tháng mùa khô cao hơn và tăng khoảng 0,7 độ C.

Kèm theo đó lượng mưa trong giai đoạn này ở khu vực phía Tây và Tây Nam gia tăng trên 100mm so với thời kỳ trước đó. Thậm chí có trận mưa còn vượt 200mm.

Ngoài ra, hiện tượng mưa cực đoan cũng gia tăng theo, số lượng các cơn mưa lớn có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Về mực nước biển dâng, kết quả phân tích cho thấy mực nước ven biển tại TP.HCM đang có xu hướng dâng lên rõ rệt. Mực nước biển dâng thêm và lượng mưa tăng do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây làm cho tình trạng ngập lụt tại TP.HCM ngày càng trầm trọng.

Triều cường tại TP.HCM những năm gần đây cũng tăng đáng kể, có thời điểm mức triều "xô đổ" cả lịch sử trước đó. Số liệu tại trạm Phú An trong năm những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều đợt triều cường lớn.

Mưa, gió lốc, nhiệt độ, triều cường đều tăng ở TP.HCM sau 40 năm - Ảnh 2.

Triều cường tại TP.HCM năm sau cao hơn năm trước - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cụ thể trong năm 2017 đã xuất hiện 9 đợt triều cường lớn (đỉnh triều tại trạm Phú An đạt và vượt mức báo động cấp III, riêng đợt triều đầu tháng 12 - 2017, đỉnh triều đạt 1,71 m, đây là đỉnh triều cao nhất trong chuỗi số liệu từ năm 1960).

Trong năm 2018, đã xuất hiện 7 đợt triều cường lớn (đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III, riêng đợt triều đầu tháng 2 - 2018, đỉnh triều đạt 1,71 m). Đến tháng 10 - 2019, đình triều phá vỡ mọi kỉ lục trước đó khi số đo thực tại trạm Phú An, TP.HCM chiều 30-9-2019 lên tới 1,77m.

Triều cường dâng cao thường xuyên gây vỡ bờ bao và là mối lo ngại lớn của người dân của thành phố, nhất là tại quận 8 và quận 12 là hai địa bàn chịu ảnh hưởng nặng của triều cường.

Từ các số liệu thống kê về thay đổi khí hậu trong thời gian qua và thống kê các thiệt hại có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của TP.HCM trước những biến đổi cực đoan của khí hậu.

Giải pháp nào cho TP.HCM

Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường sống tại thành phố, UBND TP.HCM đã đặt ra ba nhóm nhiệm vụ để thực hiện.

Trong đó nhóm nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2020, TP.HCM sẽ thực hiện 6 chương trình, dự án. Trong giai đoạn 2021-2030, TP.HCM sẽ thực hiện 20 chương trình, dự án.

Đối với nhóm nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2020, TP.HCM sẽ thực hiện 7 chương trình, dự án. Trong giao đoạn từ năm 2021-2030, TP.HCM sẽ thực hiện 17 chương trình, dự án.

Đồng thời thực hiện nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực với nội dung sẽ đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế các trạm y tế phường, xã để kịp thời ứng phó với các tình huống dịch bệnh do thời tiết cực đoan hoặc các thiên tai nguy hiểm như hỏa hoạn, gió lốc...

Siêu bão Goni suy yếu khi qua Philippines nhưng có mạnh lên trên Biển Đông? Siêu bão Goni suy yếu khi qua Philippines nhưng có mạnh lên trên Biển Đông?

TTO - Cơ quan dịch vụ khí tượng địa chất Philippines (PAGASA) dự báo sau khi siêu bão Goni đổ bộ vào các tỉnh phía nam đảo Luzon, bão sẽ suy yếu nhưng có khả năng sẽ lại mạnh lên trên biển Tây Philippines (Biển Đông).

LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên