Ở TP.HCM chắc cũng không kém cạnh, chỉ là theo một cách nào đó khác thôi. Hình ảnh này làm nức lòng những người xem sự học là một tin tốt, một đất nước không thể phát triển nếu không lấy sự học làm đầu, làm cánh. Không tốt sao được khi mà con người hôm nay quý trọng sự học đến thế. Và hồn nhiên theo đuổi đến thế. Tinh thần hiếu học kể trên tất nhiên không có gì đáng lo rồi.
Nhưng qua cái sự mừng là bắt đầu lấn cấn cái sự lo.
Chuyện thứ hai.
“Ngày 2-7, ở những địa chỉ tâm linh của thủ đô Hà Nội như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc..., hàng chục ngàn sĩ tử cùng phụ huynh ùn ùn “đổ bộ” đến. Người ta đến để cúng cầu may cho mình, cho con em mình trong kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ diễn ra ngày 4-7”. (Tuổi Trẻ)
Hai hình ảnh trái ngược nhau nhưng cùng một kết quả, đó là chuyện dài của sự cầu cạnh. Hết cầu “ngành giáo dục” đến cầu thần linh. Dường như lòng tin của những phụ huynh không lúc nào yên, luôn như bị lửa đốt. Việc mà khi cầu ngành giáo dục đôi khi không đáp ứng nổi nguyện vọng của họ.
Vì thực tế là cầu lần này chưa chắc đã được (dù cũng có thức đêm và đi chùa), còn nếu được rồi cũng cứ phải cầu cho lần sau, cầu xong lớp 1 lại đến lớp 2, lớp 2 không cầu chuyện này thì cũng có chuyện khác để cầu, có một ngàn lý do. Nếu ai đã từng có con thì chắc hẳn không lạ gì “một chuỗi dài quanh co” như thế cho đến hồi đứa trẻ lớn lên và nó bắt đầu biết tự đi cầu cho chính mình. Năm nào cũng cầu, năm nào cũng gặp chuyện khó và báo chí năm nào cũng đưa tin như một nỗi ngạc nhiên lớn.
Nhìn vào những đứa trẻ thấy giật mình, nhưng còn giật mình hơn vẫn là chuyện người lớn chúng ta đã quen với việc cầu cạnh mà không lấy một chút ngạc nhiên, và cũng không còn buồn đòi hỏi quyền được nhận lãnh một tinh thần giáo dục tốt nhất cho con em mình. Bằng chứng là sẵn sàng thức nguyên đêm một cách hài lòng để kiếm một tấm vé vớt cho những mầm non tương lai của đất nước, và xem việc đó như đi nhận lãnh một sự ban phát hiển nhiên. Thay vì đòi hỏi một cách sòng phẳng hơn về mặt chính sách dài lâu. Và dạy cho những đứa trẻ tin vào bản thân hơn. Cũng có cái lý của nó, người lớn không tin thì lấy gì niềm tin mà truyền vào những đứa trẻ.
Vậy thì những đứa trẻ có ông bố bà mẹ không chen nổi, hoặc thiếu kinh nghiệm chạy trường, hoặc cho rằng lớp học cho trẻ đương nhiên phải có thì hãy để tình yêu hiếu học dành cho những đứa con sau vậy. Xét cho cùng thế giới là một dòng chảy vào chỗ trũng, nhưng khổ nỗi nhiều khi chúng ta có cái bối rối của chỗ trũng là không biết chảy vào đâu.
Nói một cách hài hước thì Lưu Bị ba lần cầu kiến Khổng Minh là xong nghiệp lớn, Tôn Ngộ Không cũng chỉ ba lần đánh Bạch Cốt Tinh là hết bị Bạch Cốt Tinh lừa. Ba lần được xem là ngưỡng của sự chịu đựng. Lần thứ tư đã là chuyện khác, phần số khác, không phải là câu chuyện cổ tích mà sự nhẫn nại của chúng ta muốn nghe.
Nhưng các bà mẹ ông bố của chúng ta thì khác, xem ra sự chịu đựng hơn thế nữa, mỗi năm lại nhiều lần đánh Bạch Cốt Tinh và chẳng bao giờ thắng. Các nhà giáo dục của chúng ta cũng không bao giờ thua. Thua chăng chỉ là những đứa trẻ thiếu “may mắn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận