07/11/2016 15:04 GMT+7

Mong giúp dân đòi lại công bằng

HỮU KHÁ - Đ.QUYÊN
HỮU KHÁ - Đ.QUYÊN

TTO - “Đã gần hai tháng rồi mà người dân bị thiệt hại bởi sự cố vỡ đường dẫn thủy điện Sông Bung 2 vẫn chưa được đền bù. Mong Tuổi Trẻ tiếp tục lên tiếng để giúp người dân đòi công bằng”.

Anh Alăng Thái (ngồi bên trái) cung cấp clip quay từ điện thoại cho phóng viên Tuổi Trẻ để chuyển tải đến với bạn đọc - Ảnh: Đăng Nam 

Anh Alăng Thái (tác giả Alăng Thiên của video Dân cuống cuồng chạy lũ thủy điện Sông Bung 2) đã bày tỏ mong muốn trên khi nhận Giải thưởng làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 9-2016.

Dân chưa được bồi thường

Nhắc về chuyện quay clip sự cố vỡ đường dẫn thủy điện Sông Bung 2 (huyện Nam Giang, Quảng Nam), anh Alăng Thái - phó bí thư Xã đoàn La Ê, huyện Nam Giang - kể: “Lúc đó độ khoảng 4g chiều 13-9, tôi đang làm việc ở UBND xã thì nghe thông báo vỡ đập thủy điện. Tôi lập tức chạy về làng, vừa đi vừa hô hoán: “Bà con ơi, lên núi nhanh, thủy điện đang vỡ”.

Nghe tiếng la của tôi, những người dân sống hai bên triền sông bỏ nhà bồng bế con chạy tán loạn lên chỗ cao. Và chỉ trong tích tắc dòng nước cuồn cuộn đổ về, cuốn phăng nhà cửa, ruộng vườn...

Lúc đó tôi hết sức căng thẳng nhưng cố gắng dùng điện thoại của mình để quay lại cảnh tượng trên nhằm làm bằng chứng cho thấy sự khủng khiếp của sự cố đã gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản, nhà cửa, ruộng vườn của người dân”.

Anh Alăng Thái cho biết một ngày sau khi sự cố xảy ra, có rất nhiều đoàn cán bộ rồi báo chí đến kiểm tra, phản ánh sự việc.

Là người thường đọc báo Tuổi Trẻ nên anh đã cung cấp clip cho phóng viên với mong muốn những hình ảnh này sẽ giúp ích cho người dân trong việc đòi bồi thường sau đó.

Thế nhưng, sau gần hai tháng xảy ra sự cố, người dân vẫn chưa thấy chủ đầu tư thủy điện Sông Bung 2 xúc tiến chuyện thương thảo bồi thường cho dân ổn định cuộc sống.

“Nhà cửa của một số hộ dân bị cuốn trôi giờ vẫn chưa làm lại được. Đường sá bị hư hỏng, ruộng vườn, nương rẫy vẫn bị bồi... Mong rằng Tuổi Trẻ tiếp tục lên tiếng để giúp người dân đòi công bằng” - anh Alăng Thái bày tỏ.

Phải chú tâm khi lái xe buýt

Cùng nhận giải thưởng với anh Alăng Thái là hai tác giả Nguyễn Hoàng Duy với hình ảnh Vừa lái xe buýt vừa nghe điện thoại và N.M.H. với clip Hành lý của anh có thuốc phiện làm chuyến bay chậm 46 phút”.

“Là người đi xe buýt thường xuyên trên nhiều tuyến ở TP.HCM, tôi chứng kiến nhiều tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại.

Mặc dù có quy định cấm nhưng nhiều bác tài vẫn vô tư nói cười qua chiếc điện thoại của mình khi đang lái xe mà không nghĩ đến tính mạng của hành khách trên xe và cả người đi đường. Thậm chí, nhiều bác tài còn tranh thủ chơi game, lướt web, dạo mạng xã hội.

Bực nhất là tới giờ cao điểm hay những đoạn đường nguy hiểm mà bác tài vẫn luân phiên hai điện thoại nói chuyện, nhắn tin làm hành khách như chúng tôi không ít lần thót tim.

Chính vì thế, tôi đã ghi lại những hình ảnh này mong các tài xế nghĩ đến tính mạng của bản thân và hành khách mà chú tâm trong công việc hơn” - anh Hoàng Duy nói.

Cùng tâm trạng không đồng tình với hành vi không đúng chuẩn, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, anh N.M.H. đã quay clip vụ việc xảy ra trên chuyến bay chở 200 hành khách từ Cát Bi (Hải Phòng) đi TP.HCM tối 8-9.

Khi đó, một hành khách tên L.T.H. được tiếp viên đề nghị để vali hành lý lên khoang để hành lý đã không đồng ý và bảo “lỡ hành lý của anh có thuốc phiện...”.

Anh H. cho biết: “Hôm đó tôi rất bực khi chỉ vì một hành khách vô tình phát biểu những câu nói

Tôi muốn quay lại cảnh này và gửi báo Tuổi Trẻ để nhờ sức tờ báo lan tỏa thông điệp cho mọi người đi máy bay ý thức hơn, tránh ảnh hưởng đến người khác”.

Hại nông dân quá! làm uy hiếp an toàn bay mà khiến chuyến bay bị trễ gần cả tiếng đồng hồ.

Giải thưởng làm báo tháng 9-2016 cũng trao đến hai bạn đọc báo tin đường dây nóng về câu chuyện “Phân bón sản xuất bằng công nghệ... cuốc xẻng” (Tuổi Trẻ ngày 27-9) và Đại biểu HĐND xã làm nhục thân thể người tình do ghen tuông”.

Anh T.X.L. (Q.12, TP.HCM), người báo tin phân bón giả, kể rằng anh mua mấy chục bao phân trùn quế tại một cửa hàng bán phân bón trên đường Trường Chinh, Q.Tân Bình với giá 20.000 đồng/bao, thế nhưng khi đem ra bón cho cây mới phát hiện bên trong toàn là bột tro, xơ dừa lẫn ximăng, gạch vụn.

Bức xúc, anh gọi điện cho đường dây nóng Tuổi Trẻ rồi cùng phóng viên Tuổi Trẻ thâm nhập các nơi bán phân bón giả để lấy tư liệu phản ánh tình trạng này. Anh L. cho biết đã “choáng” khi trong bài viết đề cập đến số liệu điều tra của Hiệp hội Phân bón VN từ tháng 8-2015 đến quý 1-2016 cho thấy riêng TP.HCM đã có 267/491 cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng.

“Như vậy là hại nông dân quá! Vừa mất tiền, vừa tốn công tốn sức lại vừa ôm cục tức vào người vì hầu hết những nơi này không có hóa đơn, muốn trả hàng cũng không được” - anh L. nhận xét.

Với anh T. (ở Đồng Nai), người đã báo cho Tuổi Trẻ câu chuyện N.N.T. - giám đốc một công ty may mặc, vừa là đại biểu HĐND xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất - đã quan hệ bất chính còn cắt tóc, hành hung người tình và đang có dấu hiệu “chạy thuốc”, thì: “Tôi báo tin chỉ mong Tuổi Trẻ phanh phui, vạch trần cái xấu mà thôi”.

Như mong đợi của anh, sau khi vụ việc này được đăng tải, cơ quan chức năng huyện Thống Nhất cho biết đã khởi tố ông N.N.T. để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

Đ.Q. - H.M.

HỮU KHÁ - Đ.QUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên