26/04/2018 10:12 GMT+7

#Metoo đến Ấn Độ và nỗi sợ bị tấn công của nạn nhân Bollywood

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Phong trào #Metoo đã đến Ấn Độ nhưng tâm lý sợ hãi vẫn bao trùm kinh đô điện ảnh Bollywood, không phải với thủ phạm, mà với những nạn nhân.

#Metoo đến Ấn Độ và nỗi sợ bị tấn công của nạn nhân Bollywood - Ảnh 1.

Diễn viên Mona Mathews - người công khai tố cáo góc khuất của nạn lạm dụng tình dục ở Bollywood - Ảnh: Washington Post

Trong một phóng sự truyền hình ngày 24-4 trên đài BBC, một nữ diễn viên trẻ ẩn danh kể rằng cô xuất thân từ một làng quê nhỏ lên Bollywood để chinh phục giấc mơ điện ảnh nhưng bị lạm dụng tình dục bởi người môi giới thử vai.

Điều gì khiến cô sợ hãi nếu công bố câu chuyện của mình với công chúng? Diễn viên này giải thích:

Sự im lặng và góc tối trong lạm dụng tình dục ở Bollywood - một trong những kinh đô điện ảnh của Châu Á đã bị phá vỡ, nhưng bởi những diễn viên đã có tuổi – không phải là những người mới vào nghề.

Trung tuần tháng 4-2018, diễn viên Mona Mathews, 48 tuổi, một người mới vào nghề những đã thành danh với tư cách là một nghệ sĩ múa bụng chia sẻ - khi đi thử vai - cô vẫn bị hỏi những câu như: "Em có sẵn sàng thỏa thuận một chút".

Mona đã từ chối những đề nghị này mặc dù nếu muốn danh tiếng, cô đã có thể trả lời "có".

"Anh ta sờ mó tôi bất cứ chỗ nào mình muốn, hôn tôi bất cứ chỗ nào mình muốn, và tôi đã rất sốc khi anh ta đưa tay vào dưới quần áo của tôi. Tôi đã yêu cầu anh ta ngừng lại. Anh ta nói: Nếu em thật sự muốn làm trong ngành công nghiệp này, anh không nghĩ em đang có thái độ đúng đắn".

Nữ diễn viên Ấn Độ ẩn danh

Đối với những diễn viên mới không có người chống lưng, con đường dẫn tới ngôi sao từ lâu được hiểu ngầm là có liên quan đến các cuộc đổi chác bằng tình dục ở Bollywood.

Mona Mathews cho biết cô thường được các đạo diễn mời dùng bữa tối tại nhà riêng, và cô đã nhiều làm họ thất vọng khi câu chuyện chuyển hướng sang màn đổi chác có qua có lại. Thẳng thắn hơn, một đạo diễn phim hứa sẽ cho cô đóng trong bộ phim của ông nếu cô đồng ý "quan hệ".

Một lần khác, một người phụ trách thử vai và là đạo diễn gọi cho cô và yêu cầu các tấm ảnh chụp với bikini. Khi bị từ chối, người này đề nghị hãy cứ gửi hình nhưng chỉ chụp phần thân dưới.

"Hãm hiếp và lạm dụng tình dục phổ biến ở Bollywood như ở bất cứ nơi nào khác, tuy nhiên, theo những người trong nghề, nữ diễn viên nào dám nói ra sẽ đối diện với rủi ro rất lớn bằng sự nghiệp và danh tiếng do Ấn Độ nổi tiếng là hay chỉ trích nạn nhân - không chỉ ở người bình thường mà cả những người thừa hành và thực thi pháp luật.

"Mọi người muốn lên tiếng, nhưng họ rất sợ", cô Mona Mathews nói.

Nữ diễn viên Ấn Độ ẩn danh đã chia sẻ: "Nếu ai đó nói ra, mọi người đánh giá người phụ nữ và họ sẽ nói cô gái thèm khát sự nổi tiếng, cô ấy chẳng có tài năng gì, có thể cô ấy chẳng có việc gì để làm và muốn tống tiền qua câu chuyện này."

Một trong những diễn viên nổi tiếng là Daisy Irani, từng là một diễn viên nhí xuất sắc trong thập niên 50, 60 ở Ấn Độ cũng đã lên tiếng sau nhiều năm im lặng. Bà tố cáo bị hãm hiếp khi chỉ mới 6 tuổi bởi người giám hộ mà bà gọi là chú Nazar - người đi theo trông coi bà trong lúc quay phim ở một thành phố lạ.

#Metoo đến Ấn Độ và nỗi sợ bị tấn công của nạn nhân Bollywood - Ảnh 3.

Diễn viên kì cựu Daisy Irani - thành danh khi còn nhỏ cho biết bà từng bị hãm hiếp và lạm dụng bởi nhiều người đàn ông trong sự nghiệp - Ảnh: First Post

"Họ không muốn nổi tiếng vì những lí do sai lầm. Nếu một ai đó lên tiếng, những phụ nữ khác sẽ vùi dập họ trước hết bằng lập luận: Chuyện đó quá bình thường. Tại sao cô ấy lại làm to chuyện?"

Diễn viên Ấn Độ Mona Mathews

"Nó xảy ra chỉ đúng một lần", cô tâm sự trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi không còn nhớ được gì cả, chỉ nhớ đã cảm thấy đau và sợ hãi. Tôi nhớ ông ấy nói: Nếu mày nói ra…" và Daisy Irani không thể tiếp tục câu chuyện của bà vì quá xúc động.

Bà Irani, năm nay 68 tuổi, cho biết bà đã bị lạm dụng bởi nhiều người đàn ông trong suốt sự nghiệp của mình từ khi còn là một diễn viên nhí nhưng bà đã không kể với ai lúc đó vì không nhận ra sự việc như thế là nghiêm trọng và sợ rằng không ai tin lời mình.

"Bất cứ ai đều sờ mó tôi nếu họ muốn. Thậm chí nếu tôi nói với đạo diễn, ông ấy có quan tâm không?" bà nói trong sự chua chát.

Bà tâm sự đã kể câu chuyện của mình cho một người bạn là phóng viên, Khalid Mohamed, tháng trước khi họ thảo luận về các cáo buộc cưỡng hiếp và hành vi quá trớn chống lại ông trùm điện ảnh Hollywood Harvey Weinstein và phong trào #MeToo trên thế giới.

Bà đã nói: "Có gì ghê gớm đâu. Nó xảy ra thường xuyên, nó xảy ra với tôi". Mohamed rất sửng sốt.

Phản ứng của anh làm bà nhận ra rằng chỉ rất ít người biết rõ về sự nghiệt ngã của nạn lạm dụng tình dục ở kinh đô Bollywood lâu nay. Họ chỉ thấy với các diễn viên qua sự hào nhoáng bề ngoài, trang phục lấp lánh, những bài hát, điệu nhảy hay những cảnh ấn tượng trên phim.

Bà nói mỗi khi xem những màn trình diễn ca nhạc hay vũ đạo của thiếu nhi trên TV, bà luôn thôi thúc một khao khát cháy bỏng có thể cảnh báo các bậc phụ huynh về những hiểm nguy của việc nổi tiếng sớm.

#Metoo đến Ấn Độ và nỗi sợ bị tấn công của nạn nhân Bollywood - Ảnh 5.

Theo đạo diễn nổi tiếng Mahesh Bhatt, những đơn kiện chống lại Weinstein đã làm rúng động ngành công nghiệp điện ảnh. "Nhưng, đây là Ấn Độ, việc chỉ trích nạn nhân xảy ra thường xuyên. Nếu bạn nói ra, mọi người sẽ nói đó là vì bạn mời gọi điều đó" - Ảnh : Deccan Chronicle

Các câu chuyện về hãm hiếp và hành vi quá trớn với người khác đang lan tràn ở Ấn Độ và là một phần của một vấn đề lớn hơn có nguồn gốc trong nền văn hóa của nước này - phụ nữ từ lâu luôn bị nhìn nhận như là người dưới so với nam giới.

Bà Irani nói: "Ở đất nước chúng ta, người mẹ sẽ bảo con gái rằng cô bé không được ăn khi nào các anh/em trai của cô bé ăn. Chúng ta đã đặt đàn ông lên bục cao và họ sẽ chẳng đời nào bước xuống".

Một số diễn viên Bollywood đã sử dụng hashtag #MeToo trên tài khoản mạng xã hội của họ.

Cựu diễn viên Simi Garewal cho biết ở nơi mà nam giới thống trị hoàn toàn và có ảnh hưởng tuyệt đối như Bollywood, rất khó tin nếu những người đàn ông "nhúng chàm" bị dư luận săm soi kỹ như ở Hollywood.

Ở Mỹ, ít ra bạn cũng có công cụ giám sát và kiểm soát, còn ở đây, nếu bạn phê phán một ngôi sao là nam, bạn sẽ chẳng bao giờ có vai diễn nào nữa".

Sau Hollywood và Harvey Weinstein #metoo gõ cửa báo chí Mỹ Sau Hollywood và Harvey Weinstein #metoo gõ cửa báo chí Mỹ

TTO - Hậu Harvey Weinstein làm rúng động dư luận, phong trào #Metoo đã gõ cửa làng báo Mỹ và nhiều người đã lãnh 'trái đắng' cho những hành vi trong quá khứ của mình.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên