"Ngày 1. Mẹ phát hiện con hâm hấp sốt từ trưa thứ Hai. Đến chiều, thân nhiệt tăng lên 38 độ C. Con sốt chưa cao, nên mẹ chỉ chườm mát với khăn ấm. Hà Nội đang có dịch sốt xuất huyết, quanh nhà lại nhiều muỗi, mẹ dự cảm được điều không hay sắp đến với con.
Ngày 2. Con bắt đầu sốt 39,5 độ C, mếu khóc than đau đầu. Mẹ mở tủ thuốc gia đình, lấy vội gói hạ sốt Hapacol 250mg paracetamol vừa đủ liều cân nặng (25kg) cho con uống. 15 phút sau thân nhiệt còn 37,5 độ C, cơn nhức đầu cũng giảm ít nhiều.
Ngày 3. Con đã sốt sang ngày thứ 3, phải đi bác sĩ thôi. Cô y tá lấy máu, thấy con rắn rỏi bậm môi kìm tiếng khóc, mẹ thương lắm. Bác sĩ nói con không bị sốt xuất huyết, song kết quả có thể âm tính giả, phải chờ hạ sốt hẳn sau 24g thì xét nghiệm mới chuẩn. Rồi dặn mẹ đưa con về theo dõi thêm, hẹn 2 ngày sau tái khám.
Ngày 4. Vẫn là những cơn sốt khiến con quấy khóc. Hạ sốt chưa đầy 2 tiếng, con đã sốt trở lại. Thuốc cách 4-6g mới uống một lần, mẹ đành tích cực chườm mát, cho uống oresol, dỗ dành con chờ cơn sốt qua đi.
Ngày 5. Con giảm sốt từ đêm qua. Sáng, mẹ lách cách đưa con đi tái khám theo hẹn. Lần này, bác sĩ nói con sốt xuất huyết thật. Tiểu cầu của người bình thường là 150-450 G/L. Tiểu cầu của con 110 G/L, giảm nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn, có thể nhập viện hoặc về theo dõi 24/24, gọi dịch vụ xét nghiệm máu tận nhà. Nhìn bệnh viện chật cứng người, giường 2-3 bé chen nhau nằm, mẹ sợ con khổ nên lại ôm về.
Ngày 6. Con lấy máu tại nhà, khoảng 4 tiếng sau có kết quả báo về, tiểu cầu còn 90 G/L. Nhân viên xét nghiệm nói, nếu ngày mai tiểu cầu vẫn giảm, dù chưa phải ngưỡng nguy hiểm, cũng nên nhập viện ngày.
Con không ăn uống được gì nhiều, người lả đi vì mệt. Con từ chối oresol, mẹ liền đổi ngay sang chế nước gạo rang, nước cam, nước táo.... Bà nấu cháo gà hạt sen mà con thích nhất. Bố thường ngày nghiêm khắc nhưng nay cũng xuống nước nịnh con ăn từng thìa.
Ngày 7. Con buồn nôn và nhợn ói, không ăn uống gì. Tiểu cầu của con xuống rất thấp chỉ còn 28 G/L. Mẹ cuống cuồng gửi em cho bà ngoại rồi đưa con nhập viện. Bác sĩ chỉ định con phải truyền tiểu cầu để phòng ngừa biến chứng. Mẹ không ngờ bệnh diễn tiến nhanh đến vậy.
Ngày 8. Mỗi lần chọc kim tiêm truyền, con lại khóc thét, 2-3 người vây quanh, bố giữ tay, mẹ giữ chân, cô y tá vừa trấn an tinh thần vừa rất nhanh làm nhiệm vụ của mình.
Ngày 9. Sau cắt sốt là khoảng thời gian con vật vã bởi mệt, đau mỏi khắp người, đau bụng, đau hốc mắt, đau đầu. Mẹ phải nhắc con không chạy nhảy, bởi bác sĩ nói giai đoạn này rất nguy hiểm, mạch máu dễ vỡ, không may va đạp vào đâu có thể chảy máu não.
Ngày 10. Ngày nào con cũng truyền nước, hạ sốt. 2 tay chi chít những vết kim lấy ven, lấy máu. Nhưng chú lính chì của mẹ đã dũng cảm hơn khi đối mặt với kim tiêm, dây chuyền. Tiểu cầu lên được 63 G/L, bác sĩ nói con có thể về nhà nghỉ ngơi, nếu muốn.
Ngày 11. Con ra viện, nhưng không có nghĩa là mẹ bớt lo. Hàng ngày, mẹ gọi dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà để đánh giá lượng tiểu cầu của con tăng hay giảm. Bác sĩ nói, chỉ cần trên 50 G/L thì không phải nhập viện.
Ngày 12-14. Con dần hồi phục sau 5 ngày đêm sốt liên tục và 9 ngày nằm bệt nhà. Sau trận ốm kinh hoàng, con sụt 3kg, vẫn phải nghỉ ngơi ở nhà chứ chưa đi học được. Giờ đây, hễ thấy muỗi là mẹ sợ, một con muỗi bé xíu có thể vật con khổ sở 14 ngày qua".
Giờ thì con gái khỏe hẳn rồi. Mẹ có thêm bài học chăm con và không quên lời dặn của bác sĩ về những lưu ý dùng thuốc hạ sốt. Ba cũng lo lắm, bắt tay cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, cọ rửa hồ cá, thay màn mới... để phòng muỗi.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hoà, Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.
Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận