Xem toàn bộ báo cáo phân tích TẠI ĐÂYNâng tỉ giá 1% và hạ lãi suất đồng VNDUSD tự do vọt lên 21.400 đồng/USDTrần lãi suất tiết kiệm VND còn 7%/năm
![]() |
Ảnh minh họa: TTO |
Maybank Kim Eng cho rằng việc tăng tỉ giá trước tiên có lợi cho các nhóm ngành xuất khẩu có nguồn thu USD lớn như cao su tự nhiên (PHR và DPR), thủy sản (HVG và VHC) và xuất khẩu phần mềm.
Ngược lại việc tăng tỉ giá cũng sẽ có tác động đến một số ngành có tỉ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu lớn như sắt thép (HSG và POM) và các công ty có tỉ lệ nợ vay bằng USD lớn. Nhìn chung, ảnh hưởng của việc tỉ giá USD/VND tăng 1% đến các doanh nghiệp là không lớn.
Báo cáo cũng phân tích các công ty niêm yết trên sàn được hưởng lợi từ việc tăng tỉ giá USD/VND như:
Cao su Phước Hòa (PHR): Trong năm 2013, kỳ vọng doanh thu xuất khẩu của PHR có thể đạt khoảng 36 triệu USD (giảm so với năm 2012 do giá cao su giảm). Vì vậy, nếu tỉ giá tăng 1% thì lãi từ chênh lệch tỉ giá của PHR sẽ là 7,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, PHR có khoản nợ vay bằng USD khoảng 250 tỉ đồng (gần 12 triệu USD) nên công ty cũng sẽ bị lỗ tỉ giá khoảng 2,6 tỉ đồng nếu tỉ giá tăng 1%. Do đó, khoản lãi từ chênh lệch tỉ giá ròng của PHR ước tính gần 5 tỉ đồng.
Maybank Kim Eng điều chỉnh dự báo LNST 2013 của PHR tăng 3% lên 343 tỉ đồng, tương ứng với mức EPS dự phóng khoảng 4.788 đồng và chỉ số PE kỳ vọng 2013 khoảng 5,9 lần. Ngoài ra, lợi tức cổ tức hằng năm của PHR dự phóng trên 10%.
Cao su Đồng Phú (DPR): Ước tính doanh thu xuất khẩu năm 2013 của DPR có thể đạt khoảng 14 triệu USD. Do DPR gần như không có nợ vay USD nên nếu tỉ giá tăng 1% thì lãi chênh lệch tỉ giá ước tính của DPR khoảng 3 tỉ đồng. Vì vậy, Maybank Kim Eng điều chỉnh dự báo LNST 2013 tăng 2% lên 401 tỉ đồng, tương ứng với EPS 2013 khoảng 9.330 đồng và PE dự phóng khoảng 4,9 lần.
Đối với các công ty thủy sản: Hầu hết các công ty thủy sản Việt Nam đều xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới là EU, Mỹ, Nhật… Và phần lớn các hợp đồng xuất khẩu đều dưới đồng tiền USD. Đổi lại, các công ty thủy sản thường vay bằng đồng USD để tài trợ vốn lưu động do đồng USD có lãi suất thấp hơn đồng VND. Tuy nhiên, lượng tiền vay đều thấp hơn so với doanh thu mang lại. Do vậy, sự điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND lần này đã mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỉ giá, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Tổ chức này đã thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận dự báo cho các công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam hiện nay là VHC và HVG. Với tỉ giá USD/VND tăng 1% vừa qua đã giúp tăng lợi nhuận dự báo cho năm 2013 của VHC và HVG lần lượt 8,6% và 5%
Về một số công ty bị ảnh hưởng trong việc điều chỉnh tỉ giá:
Tập đoàn FPT: biến động tỉ giá USD/VND thường có tác động 2 chiều đến kết quả kinh doanh của FPT.
Lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, gần 50% doanh thu đến từ thị trường Mỹ và châu Âu và được tính bằng USD; do đó tỉ giá USD/VND tăng sẽ có lợi cho mảng hoạt động này;
Lĩnh vực phân phối bán lẻ, FPT phải dùng USD để nhập khẩu các sản phẩm (điện thoại di động Nokia, iPhone, Lenovo...), do đó tỉ giá tăng sẽ tác động bất lợi đối với mảng này.
Việc tăng tỉ giá USD/VND nhìn chung không có lợi cho kết quả kinh doanh của cả tập đoàn. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng lần này khá thấp ở mức 1% nên sẽ không có tác động đáng kể. Maybank Kim Eng ước tính nếu tỉ giá USD/VND tăng 1% thì lỗ ròng từ chênh lệch tỉ giá khoảng 20 tỉ.
Tập đoàn Hoa Sen (HSG): gần như 100% sản lượng nguyên liệu đầu vào chính của HSG là thép cán nóng (HRC) đều phải được nhập khẩu. Maybank Kim Eng ước tính giá trị nhập khẩu HRC năm 2013 của HSG khoảng 350 triệu USD. Năm 2013, với sản lượng tiêu thụ dự kiến là 545.000 tấn sản phẩm thì giá trị nhập khẩu HRC ước tính khoảng 400 triệu USD. Do đó, nếu tỉ giá USD/VND tăng 1% thì giá trị nhập khẩu HRC của HSG có thể sẽ phải tăng tương ứng 4 triệu USD (80 tỉ đồng).
Ngoài ra, HSG cũng có dư nợ vay ngắn và dài hạn bằng đồng USD khá lớn. Đến ngày 30-6 vừa qua thì dư nợ vay USD của HSG là 1.958 tỉ đồng (khoảng 93 triệu USD), chiếm 64,6% tổng dư nợ. Do đó, khoản lỗ tỉ giá ước tính từ khoản nợ vay này là 0,93 triệu USD (khoảng 19,5 tỉ đồng).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận