12/01/2013 08:30 GMT+7

Lùm xùm tin nhắn bầu chọn - Bài 2: Nén bạc đâm toạc kết quả

ĐỨC THIỆN (còn tiếp)
ĐỨC THIỆN (còn tiếp)

TT - Nhà tổ chức các cuộc thi, bình chọn qua tin nhắn hoàn toàn có thể thay đổi kết quả.

Nhiều chuyên gia trong ngành khẳng định như vậy.

Bài 1: Quyền lực thuộc ai?

hsTr1EiE.jpgPhóng to
Thiết bị nhắn tin sms hàng loạt được quảng cáo nhan nhản trên các trang rao vặt - Ảnh: Thuận Thắng

Ông Lê Mạnh Hùng - phó chủ tịch CLB Nội dung số, một trong những người đầu tiên ở Việt Nam làm dịch vụ bình chọn qua tin nhắn SMS - tiết lộ: “Pháp luật hiện vẫn chưa có quy định nào về việc bình chọn qua tin nhắn SMS. Công việc này trước giờ không hề theo quy chuẩn nào cả, chỉ đơn giản là sự thỏa thuận giữa ban tổ chức cuộc thi và các công ty truyền thông làm dịch vụ mà thôi”.

Làm lệch kết quả là chuyện nhỏ

Một phút nhắn hàng trăm tin nhắn

Hiện trên thị trường luôn sẵn có các thiết bị cho phép kết nối nhiều sim cùng lúc, có thể lên đến 20 sim với giá từ vài trăm đến gần 2 triệu đồng.

Thiết bị này khi kết nối với máy tính và phần mềm đi kèm sẽ cho phép nhắn cùng lúc hàng chục tin chỉ bằng một cú click chuột, hàng trăm tin trong một phút. Các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin ảo chuyên nghiệp hơn còn có cả phần mềm điều khiển bàn phím, chuột tự động - tự nhập nội dung, tự click theo thời gian ấn định.

Bằng cách đó, dù khán giả có nỗ lực ra sao thì người bán dịch vụ nhắn tin vẫn chỉ việc ngồi rung đùi chờ xem khách hàng của mình chiến thắng.

L.T.S.

Cụ thể, sau khi ban tổ chức đưa ra “luật chơi” về cách thức chọn người đoạt giải thưởng qua bình chọn tin nhắn, công ty làm dịch vụ đầu số sẽ thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ gửi/nhận tin nhắn bình chọn (chẳng hạn soạn tin ABC 123 gửi đến đầu số XXXX, trong đó ABC là tên cuộc thi, 123 là mã số thí sinh, XXXX là tổng đài tin nhắn do công ty làm dịch vụ bình chọn cung cấp hoặc thuê lại từ một công ty khác).

Theo các chuyên gia viễn thông, tin nhắn bình chọn của khán giả sẽ đi đến hệ thống của các nhà mạng (Telcos) trước rồi mới chuyển tiếp đến hệ thống của công ty dịch vụ đầu số. Tuy nhiên, phía công ty dịch vụ đầu số hoàn toàn có thể thay đổi các thông số thống kê này.

Một cuộc thi bình chọn qua tin nhắn hiện nay nếu không minh bạch, công bằng có thể xuất phát từ hai yếu tố: chủ trương ban tổ chức ngay từ đầu muốn dùng cuộc thi bình chọn làm công cụ để lèo lái kết quả nhằm phục vụ mục đích nào đó của họ. Thứ hai, sự can thiệp của những người phụ trách tin nhắn bình chọn.

Trong nhiều cuộc thi hiện nay, ngoài kết quả của ban giám khảo còn có thêm “suất” thí sinh vào vòng tiếp theo hoặc đoạt giải nhờ kết quả bình chọn qua tin nhắn của khán giả. Khi đó, để đảm bảo tính thu hút của chương trình hoặc vì ý đồ nào đó (ưu ái cho một thí sinh, bán quảng cáo, lợi nhuận...), ban tổ chức có thể ra tay “cứu” thí sinh này hay thí sinh kia bằng cách can thiệp vào kết quả. Những thay đổi của kết quả bình chọn chỉ có ban tổ chức và công ty cung cấp dịch vụ nhắn tin, đơn vị quản lý phần mềm, cơ sở dữ liệu biết nhưng luôn có một thỏa thuận làm ăn ràng buộc họ im lặng.

Ngoài ra, lợi nhuận luôn là một mục đích rất quan trọng khi tổ chức một chương trình, cuộc thi. Muốn có lợi nhuận, ban tổ chức phải có kịch bản chặt chẽ ngay từ đầu. Họ phải làm sao thu hút được dư luận người xem, thậm chí là dư luận xấu. Mục đích nhằm đảm bảo chương trình luôn nóng, sốt trong suốt thời gian diễn ra. Qua đó, lợi nhuận thu về từ quảng cáo cũng sẽ tăng theo...

Dõi theo nhiều cuộc thi, giải thưởng văn hóa nghệ thuật, người ta thường xuyên nhận thấy có những thí sinh, nghệ sĩ thuộc nhóm “bão truyền thông” - liên tiếp tiến vào vòng trong một cách bất ngờ, bất chấp cả phản ứng của khán giả. Từ những phản ứng ấy, người ta sẽ có thể nhắn tin nhiều hơn để ủng hộ những người còn lại, để loại nhân vật “bão truyền thông” kia và... rơi vào bẫy doanh thu của nhà tổ chức.

Giám đốc một công ty cung cấp dịch vụ đầu số (xin giấu tên) tiết lộ việc các công ty phụ trách cuộc thi bình chọn tin nhắn “làm ăn” với các thí sinh hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, chỉ có công ty nắm rõ số liệu, tình hình bầu chọn của các thí sinh. Họ có thể mách nước cho thí sinh nhắn thêm bao nhiêu tin để thắng. Thậm chí nhân viên kỹ thuật của công ty quản lý hệ thống bình chọn hoàn toàn có thể tạo ra các bình chọn ảo như thật để giúp một thí sinh, nghệ sĩ chiến thắng. Bằng cách viết mã lệnh tạo ra các số điện thoại ảo, ngẫu nhiên, các thời điểm bình chọn ngẫu nhiên trong ngày và chèn vào cơ sở dữ liệu, một thí sinh, nghệ sĩ trong cuộc đua thực sự sẽ có thể muốn bao nhiêu bình chọn cũng được.

Điều này giải thích tại sao có dư luận về việc bán tin nhắn bình chọn giá chỉ 2.000 đồng cho loại tin nhắn 5.000 đồng, 4.000 đồng cho tin nhắn 10.000 đồng, 6.000 đồng cho tin nhắn 15.000 đồng... Đại diện nhà mạng MobiFone giải thích: “Người dùng gửi tin nhắn đến đầu số x7xx sẽ mất 15.000 đồng, x6xx mất 10.000 đồng, x5xx mất 5.000 đồng, x4xx mất 4.000 đồng, x3xx mất 3.000 đồng... đúng theo quy định, hoàn toàn không có chuyện giá cước thấp hơn cho các loại đầu số trên. Nếu có giá rẻ như trên chỉ có thể do công ty khai khống và bán tin nhắn ảo”.

Minh bạch... chờ lương tâm

Ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, phó giám đốc Công ty truyền thông kỹ thuật số Emerald, kể: Những cuộc thi bình chọn do các công ty thiếu kinh nghiệm tổ chức đã không lường trước được những vấn đề kỹ thuật như “bình chọn ảo”.

“Thực tế hiện nay có những giải thưởng bình chọn lên đến cả tỉ đồng thì không lý do gì người ta lại không thể “cắt” bớt để đầu tư mua sim điện thoại và thuê người nhắn tin bình chọn cho mình. Sim rác hiện nay vẫn rất rẻ và “mua sim dễ như mua rau”, tin nhắn thì không ai quản lý nên chuyện thí sinh bỏ tiền mua bình chọn là điều rất dễ xảy ra. Nhờ vậy lượt bình chọn cho thí sinh đó tăng lên chóng mặt, nhà tổ chức hoàn toàn biết nhưng không thể phân biệt được đâu là thật đâu là ảo và cũng không có quy định ngay từ đầu để xử lý. Họ đành bưng bít mọi chuyện xem như không có gì vì công bố sẽ làm ảnh hưởng đến cả cuộc thi cũng như uy tín công ty” - ông Thành nói.

Để đảm bảo tính minh bạch của cuộc thi, ông Lê Mạnh Hùng đề xuất nên công bố tất cả số điện thoại bình chọn cho mỗi thí sinh lên website của cuộc thi. Số điện thoại nào bình chọn giờ nào lúc nào đều cập nhật liên tục và bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được. Tuy nhiên đây là điều không dễ thực hiện bởi số điện thoại của một cá nhân, theo các quy định pháp luật hiện hành, thuộc nhóm thông tin cá nhân và không được phép tiết lộ. Ban tổ chức Bài hát yêu thích từ chối cung cấp số điện thoại công khai ra công chúng không phải là không có cơ sở.

Theo các công ty dịch vụ đầu số, các chương trình bình chọn tin nhắn nên có một số quy định kỹ thuật giúp hạn chế bình chọn ảo như: giới hạn số lượng tin nhắn từ mỗi thuê bao, xem xét dãy số điện thoại nhắn tin nhằm phòng trừ trường hợp người bình chọn mua sim hàng loạt (các sim này thường có dãy số gần giống nhau như trong trường hợp của Ngọc Anh tại Bài hát yêu thích); nếu một thuê bao có thể nhắn nhiều tin thì phải quy định khoảng cách thời gian giữa các lần nhắn tin nhằm tránh tình trạng nhắn tự động bằng máy (một phút có thể gửi hàng trăm, hàng nghìn tin); kiểm tra khi có lượng tin nhắn tăng đột biến...

Tuy nhiên thực tế không thể có giải pháp nào hạn chế triệt để “bình chọn ảo” và đảm bảo tính minh bạch tuyệt đối của một cuộc thi. Ông Hùng kết luận: “Trọng tài có thổi sai thì kết quả trận đấu bóng đá vẫn không thay đổi. Đó là một cuộc chơi và chúng ta phải chấp nhận”.

Đối phó với bình chọn ảo

Tại Bài hát yêu thích, với bản thể lệ chi tiết, dự kiến được nhiều tình huống, ban tổ chức đã loại bỏ được một phần khá lớn những bình chọn ảo (nhưng đồng thời cũng khiến nghệ sĩ không hài lòng, phản ứng). Thể lệ chương trình chỉ cho phép một địa chỉ IP được nghe một ca khúc tối đa 10 lượt/ngày, mỗi phần mềm trình duyệt trên một máy tính chỉ được nghe tối đa 5 lượt/ngày/ca khúc. Vượt quá con số này, hệ thống vẫn sẽ ghi nhận (khán giả có quyền nghe một ca khúc bao nhiêu lần cũng được) nhưng không được cộng thêm lượt nghe vào bảng xếp hạng.

Trường hợp phát hiện các thủ thuật tăng lượt nghe/xem như dùng phần mềm phát nhạc tự động, tự click, chèn vào website khác..., ban tổ chức sẽ hủy một phần hoặc toàn bộ kết quả bình chọn của ca khúc đó. Ngọc Anh, Thanh Lam, Dương Quốc Hưng, Lưu Thiên Hương... đều có tên trong danh sách bị hủy một phần kết quả kể cả khi họ tuyên bố tẩy chay, rút lui.

Ngày 10-1, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng vừa gửi công văn đến Đài truyền hình VN và ban tổ chức Bài hát yêu thích để yêu cầu giải trình về những lùm xùm xung quanh giải thưởng Bài hát của năm.

L.T.SƠN

ĐỨC THIỆN (còn tiếp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên