07/06/2019 11:22 GMT+7

“Lửa thử vàng” cho ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam

M.TÚ
M.TÚ

Theo ước tính, thị trường thịt heo nội địa của Việt Nam đang có giá trị hàng tỉ USD và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa. Đối mặt với "cơn bão" dịch tả heo châu Phi, ngành chăn nuôi và chế biến thịt đầy tiềm năng này liệu có vượt qua thử thách?

“Lửa thử vàng” cho ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam - Ảnh 1.

Người tiêu dùng không ngại chi tiêu nhiều hơn để mua thịt an toàn - Ảnh: MT.

Còn nhiều thách thức

Tại Việt Nam, thịt heo chiếm tỉ trọng cao nhất - gần 70% trong số các loại thịt cho bữa ăn hàng ngày. Theo báo cáo của một công ty nghiên cứu thị trường, thị trường thịt heo nội địa của Việt Nam có giá trị ước khoảng 10,2 tỉ USD. Triển vọng phát triển ngành thịt trong nước rất khả quan bởi Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu châu Á, cơ cấu dân số trẻ và sức chi cho tiêu dùng gia tăng.

Tuy nhiên, thị trường quy mô lớn đang gặp nhiều thử thách khi dịch tả heo châu Phi (ASF) lan rộng trên quy mô cả nước, chỉ sau 4 tháng kể từ khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại Hưng Yên.

Bên cạnh đó, sức ép từ thịt heo nhập ngoại cũng là một thử thách đối với ngành chăn nuôi heo Việt Nam, bởi Việt Nam hiện nay đã là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ năm 2018. Với hiệp định này, thuế nhập khẩu tiến dần về bằng 0 vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 đối với thịt lợn đông lạnh.

Cùng với nỗi lo khan hiếm thịt heo sạch do hậu quả của dịch bệnh, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sử dụng thịt heo nhập khẩu từ châu Âu, Brazil và các quốc gia khác.

Trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi hiện nay, người tiêu dùng chuyển dần quan tâm đến chất lượng thực phẩm và không ngại chi tiêu nhiều hơn để mua thịt an toàn, truy suất nguồn gốc rõ ràng.

Tại hệ thống các siêu thị Co.opmart, Big C, VinMart, sức tiêu thụ thịt heo tại đây không bị ảnh hưởng mà còn tăng so với thời điểm trước khi có dịch tả heo châu Phi. Nhu cầu mua thịt heo sạch tăng cao kéo theo giá thịt tại các kênh bán lẻ hiện đại tăng từ 15% - 20% so với chợ truyền thống.

Sạch, an toàn - tiêu chí hàng đầu khi mua thực phẩm

Cuối năm 2018, thịt heo mát MEATDeli có mặt tại Hà Nội đã nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty MNS Meat Hà Nam đã "cháy hàng" tại 37 siêu thị VinMart và chuỗi các cửa hàng trong hệ thống MEATDeli ngay trong ngày ra mắt đầu tiên.

Thịt heo mát đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu với các đặc điểm: đáp ứng tiêu chuẩn Global Gap, toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, nhà máy vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Được đóng gói với công nghệ Oxy - Fresh, nhiệt độ thịt luôn giữ ổn định từ 0 độ C đến 4 độ C để bảo đảm độ tươi ngon và an toàn tuyệt đối khi đến tay người tiêu dùng.

Trước ảnh hưởng của dịch tả, ngày 12-4-2019, MNS Meat Hà Nam đã chủ động tạm ngưng hoạt động nhà máy ngay khi ổ dịch được phát hiện cách xa công ty 1,5km để tuyệt đối đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và phòng ngừa dịch bệnh lây lan đến nơi sản xuất.

Ngày 2-6-2019, thịt lợn mát MEATDeli quay trở lại thị trường sau khi được sự đồng ý của các cơ quan quản lý. Đây là tín hiệu vui cho người tiêu dùng khi được đáp ứng nhu cầu mua thực phẩm sạch, và cũng là động thái tích cực giúp ổn định cung - cầu cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

Bên cạnh việc bày bán tại các cửa hàng VinMart và hệ thống cửa hàng bán lẻ MEATDeli Hà Nội, từ tháng 6-2019, MEATDeli là đối tác cung cấp thịt mát vào bếp ăn trường học Vinschool.

Mỗi sản phẩm MEATDeli đưa ra thị trường đều trải qua 3 tuyến kiểm dịch

“Lửa thử vàng” cho ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam - Ảnh 2.
M.TÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên