Từ 6h07 sáng 8-2 (giờ Việt Nam), vết đen Mặt trời AR3213 phát ra một ngọn lửa Mặt trời cấp M và ngày 9-2 ngọn lửa này tiếp tục chiếu về Trái đất mạnh hơn, theo NASA.
Theo trang Spaceweather.com, ngọn lửa Mặt trời này đã gây sự cố mất điện trên các đài vô tuyến sóng ngắn sáng 8-2.
Đài quan sát động lực học Mặt trời của Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vết đen Mặt trời AR3213 trải dài 100.000km trên bề mặt Mặt trời, đủ lớn để chứa 8 hành tinh cỡ Trái đất.
Dự đoán từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), khả năng xuất hiện thêm các đợt bùng phát cấp M hiện đã tăng lên 55%.
Vết đen Mặt trời AR3213 hiện đang hướng về phía Trái đất và có khả năng phát ra ngọn lửa cường độ cao hơn. Nếu đúng như vậy, sẽ xảy ra sự cố mất điện vô tuyến nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở những nơi khác trên thế giới.
Các nhà khoa học năng lượng Mặt trời vẫn đang tìm cách dự đoán chính xác thời điểm phun trào của một ngọn lửa Mặt trời.
Vết đen Mặt trời
Vết đen Mặt trời là những khu vực có cường độ từ trường cao, có khả năng làm ngưng trệ tạm thời quá trình đối lưu trên bề mặt Mặt trời. Điều này làm cho nhiệt độ trong khu vực giảm đáng kể, khiến nó có vẻ tối hơn khi quan sát từ Trái đất, do đó có tên là vết đen Mặt trời.
Các nhà khoa học đã quan sát các vết đen Mặt trời trong nhiều thế kỷ và xác định số lượng của chúng tăng lên khi Mặt trời tiến gần đến đỉnh của chu kỳ Mặt trời. Mỗi chu kỳ kéo dài 11 năm, bao gồm sự hoạt động cực đại với sự gia tăng những ngọn lửa Mặt trời, những cơn bão giải phóng khối lượng vật chất cực quang.
Bầu khí quyển của Trái đất hấp thụ hầu hết các bức xạ phát ra từ các vết lóa Mặt trời. Tuy nhiên, năng lượng cực mạnh từ các tia lửa Mặt trời cường độ trung bình đến cao có thể phá vỡ các phân tử ở các tầng trên của khí quyển, được sử dụng cho mục đích liên lạc vô tuyến và điều hướng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận