01/01/2018 09:30 GMT+7

Lòng bàn tay thường xuyên bị ra mồ hôi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là chứng bệnh nhiều người mắc phải, dân gian hay gọi là bệnh phong thấp.

Lòng bàn tay thường xuyên bị ra mồ hôi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: quora.com

Bệnh có vẻ không có gì là ghê gớm, thế nhưng nó lại dai dẳng, gây khó chịu trong công việc hằng ngày. Bệnh gặp cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện là thường xuyên ra mồ hôi tay chân quá nhiều, thậm chí thành giọt, gây khó chịu cho người bệnh, đôi khi khiến họ khó xử và thiếu tự tin trong cuộc sống nhất là khi phải cầm bút viết hoặc giao tiếp với người khác bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có xúc cảm bất ngờ như vào phòng thi, tham gia thi đấu giải, nhận tin vui, buồn đột ngột...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi tay, chân như bệnh về thần kinh giao cảm, có khối u chèn ép thần kinh, hoặc rối loạn chuyển hóa.

Chứng bệnh này rất khó điều trị được bằng thuốc, đã có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng như ngâm nước lá cây, sừng hóa da gan bàn tay bằng nhiệt, tiêm hủy tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay bằng các thuốc khác nhau, diệt hạch giao cảm cạnh sống lưng... Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và đều khó giải quyết được triệt để chứng bệnh trên.

Nếu chọn phương pháp điều trị bằng thuốc, hiện nay có thể bôi Aluminum chloride 20% tại chỗ hoặc một vài loại thuốc tiêm. Tuy nhiên, chứng ra mồ hôi chỉ hạn chế được khi dùng thuốc, khi ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát và phải điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Muốn điều trị triệt để, người bệnh phải dùng biện pháp diệt hạch giao cảm, các phương pháp này có thể làm ngừng tiết ngay mồ hôi ở tay, nhưng lại làm cho da bàn tay trở nên khô, ráp, rất khó chịu, đồng thời có thể mồ hôi sẽ tăng tiết ở chỗ khác trên cơ thể.

Gần đây có phương pháp diệt hạch giao cảm qua nội soi bảo đảm can thiệp chính xác tới hạch lại ít để lại biến chứng. Bệnh nhân có thể đến những bệnh viện có uy tín để được khám tư vấn chính xác và điều trị chứng bệnh này.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên