Uber tăng trưởng rất nhanh ở nhiều thành phố lớn trên thế giới - Ảnh minh họa: REUTERS
Thái độ của Uber cũng dễ hiểu vì nếu bị cấm cửa vĩnh viễn ở London, đây sẽ là đòn giáng khá nặng đối với hãng. Thực tế, cơ hội dành cho Uber là có.
Báo Sunday Times dẫn các nguồn tin trong Cơ quan quản lý giao thông London (TfL) khẳng định động thái không gia hạn giấy phép của nhà chức trách là nhằm khuyến khích đối thoại giữa Uber và chính quyền.
"Chúng tôi chưa nhận được yêu cầu thay đổi nào, và chúng tôi cũng muốn biết mình có thể làm gì. Nhưng điều này đòi hỏi một cuộc đối thoại, tiếc là nó chưa xảy ra" - ông Tom Elvidge, giám đốc điều hành Uber ở London, phát biểu trước báo giới.
Theo Reuters, hiện người phát ngôn của TfL từ chối đưa ra bình luận.
Giới quan sát đánh giá những nhượng bộ của Uber có thể liên quan đến an toàn hành khách, phúc lợi cho tài xế, giới hạn giờ làm nhằm cải thiện an toàn giao thông, thêm tiền thưởng lễ tết...
Uber bị dính cú sốc hôm 22-9 sau khi TfL ra "phán quyết" rằng hãng này không đủ tiêu chuẩn vận hành dịch vụ taxi vì lý do an toàn. Uber sẽ bị tước giấy phép hoạt động kể từ ngày 30-9, mặc dù hãng có thể tiếp tục hoạt động trong lúc "kháng cáo".
Các nhà quản lý chỉ ra nhiều vi phạm của Uber như không trình báo được các trường hợp phạm tội nghiêm trọng, không kiểm tra đầy đủ nhân thân tài xế và các vi phạm an toàn khác.
Phản ứng lại, Uber kêu gọi người dùng dịch vụ của hãng ở London ký đơn phản đối quyết định của nhà chức trách. Đây cũng là một chiêu quen thuộc Uber hay áp dụng ở các thành phố khác trên thế giới.
Đến 22h ngày 23-9, đã có hơn 600.000 người ký vào đơn, nhưng không rõ có bao nhiêu người thật sự sống ở London.
Một người phát ngôn của Uber cho biết khoảng 20.000 tài xế đã gửi email trực tiếp cho thị trưởng London để tỏ thái độ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận