Trước mắt, ông Rao cho biết sẽ báo cáo UBND TP cho bổ cập nguồn nước để làm giảm mức độ ô nhiễm trong hồ Gươm, tiến hành nạo vét, thu dọn các vật cản trong lòng hồ và triển khai đặt lồng bẫy bắt rùa tai đỏ ngay trong tháng 3-2011, một kế hoạch đã có từ trước cuộc hội thảo.
Phóng to |
Mỗi lần cụ rùa xuất hiện (ảnh nhỏ) đều thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội và du khách - Ảnh: Hồng Vĩnh - Việt Dũng |
Lòng hồ Gươm có cả bát nhang, xe đạp hư
Các nhà khoa học đều thống nhất nhận định nhiều vết thương xuất hiện trên cơ thể rùa hồ Gươm như ở cổ, ở mai, ở chân khiến những lo ngại về sức khỏe của cụ rùa này rất có cơ sở. Các ý kiến phát biểu đều thống nhất cần phải chữa trị các vết thương, đây là vấn đề rất cấp bách, thậm chí rất cần phải đưa cụ rùa hồ Gươm lên bờ để đánh giá tình trạng thương tích trước khi quyết định việc điều trị. PGS.TS Hà Đình Đức bức xúc: “Tôi đề nghị đưa ngay cụ rùa lên vùng bãi chân tháp rùa để kiểm tra và chữa trị, tránh để tình hình ngày càng xấu thêm”.
Phân tích nguyên nhân khiến rùa hồ Gươm bị thương, chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, TS Nguyễn Viết Vĩnh khẳng định nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do việc dùng cần câu quăng lưỡi chùm để câu trộm, cũng có thể do các vật sắc nhọn trong lòng hồ tạo ra.
Thừa nhận tất cả các mặt hạn chế trong quá trình bảo vệ, bảo tồn rùa hồ Gươm, ông Lê Xuân Rao cho biết các điều kiện về môi trường, nơi sinh sống của rùa hồ Gươm đang có nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên, ông Rao cho rằng vấn đề cốt lõi là môi trường nước trong hồ đang ô nhiễm quá nặng.
Lượng bùn và các lớp trầm tích bồi lắng khiến mực nước trong lòng hồ ngày càng nông. PGS Hà Đình Đức nói hàng trăm năm hồ Gươm vẫn chỉ là hồ tù đọng, trong hồ có quá nhiều vật cản do con người đổ xuống. Quả thật, khi tiến hành thử nghiệm hút tách bùn trong lòng hồ, ít ai nghĩ hồ Gươm chỉ sâu 40-60cm, cũng ít ai nghĩ trong lòng hồ có cả xe đạp hỏng, bát hương vỡ và nhiều vật dụng khác” - ông Rao nói.
Phóng to |
Theo PGS Hà Đình Đức: “Sức khỏe của cụ rùa từ cuối năm 2010 đến nay ngày càng trầm trọng” - Ảnh: Xuân Long - Hoàng Long |
Để rùa hồ Gươm không tuyệt chủng
Theo GS.TS Mai Đình Yên, việc chữa trị các vết thương của rùa hồ Gươm mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Nếu chữa trị xong mà môi trường nước vẫn ô nhiễm như vậy, kết quả lại bằng không. “Tôi đề nghị nên kết hợp việc chữa bệnh với việc lấy mẫu xác định ADN để giải đáp thắc mắc hiện nay là cụ thuộc loài nào, cụ ông hay cụ bà rùa” - GS Yên nói.
Trước những ý kiến lo lắng về vấn đề tâm linh, GS Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học VN - khẳng định khi hồ Gươm không còn rùa, giá trị của hồ Gươm vẫn sẽ còn nguyên vẹn. “Cá nhân tôi với tư cách là chủ tịch Hội Động vật học, tôi rất cảm ơn các nhà khoa học đã nhất trí cao cần phải cứu và chữa trị cho rùa hồ Gươm. Tôi nghĩ làm việc này cần trách nhiệm, bản lĩnh hơn là vấn đề tâm linh. Có linh thiêng thì rùa hồ Gươm cũng vẫn là loài động vật bò sát, ốm đau phải được chữa trị chứ không thể bỏ mặc” - GS Huỳnh nói.
Đồng tình với ý kiến rùa hồ Gươm không thể trường tồn, TS Nguyễn Viết Vĩnh cho rằng đến một lúc nào đó cụ rùa hồ Gươm cũng sẽ chết. Vì vậy, ông đề nghị cần có nghiên cứu cụ thể về nguồn gen, thậm chí cần tính đến việc phát triển nguồn gen này để rùa hồ Gươm không bị tuyệt chủng.
Hồ Gươm có mấy cụ rùa? Chủ tịch Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT Nguyễn Ngọc Khôi, cũng là một chuyên gia về rùa, cho rằng trong hồ Gươm hiện không chỉ có một mà có tới... hai cụ rùa. Tuy nhiên ngay sau đó, PGS Hà Đình Đức và GS.TS Mai Đình Yên cùng khẳng định thông tin về việc có hai cụ rùa đang sinh sống trong hồ Gươm là không có cơ sở. Theo GS Yên và PGS Đức, các nghiên cứu từ trước tới nay đều cho thấy hiện chỉ còn một cụ rùa đang sinh sống trong hồ. |
Tin bài liên quan:
Cụ rùa định lên bờCụ rùa hồ Gươm bị thươngXin hãy quý trọng cụ rùa!Tám đề xuất của “nhà rùa học”Chưa thống nhất đưa cụ rùa lên bờ chữa trị
___________
Phóng toÔng Timothy McCormack thuộc chương trình bảo tồn rùa châu Á phát biểu tại hội thảo - Ảnh: X.Long
* TS NIMAL FERNANDO (bác sĩ thú y cao cấp của Hong Kong):
Chữa trị ít nhất 6 tháng
Với tình trạng các vết thương của rùa hồ Gươm được ghi nhận qua ảnh, dấu hiệu rõ nhất cho thấy rùa hồ Gươm bị nhiễm trùng tại nhiều nơi. Cách chữa trị có thể thực hiện bằng bôi thuốc trực tiếp, tiêm hoặc đưa qua đường ăn uống, thậm chí cần thiết phải thực hiện cả phẫu thuật. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, khi chưa tiến hành đưa rùa hồ Gươm lên bờ, các cơ quan chức năng của Hà Nội cần cung cấp cho các chuyên gia nước ngoài nhiều hình ảnh hơn về tình trạng các vết thương của rùa hồ Gươm. Theo tôi, nếu các vết thương ở mức nghiêm trọng sẽ phải cần ít nhất sáu tháng chữa trị hoặc lâu hơn.
* Ông TIMOTHY MCCORMACK (chuyên gia thuộc chương trình bảo tồn rùa châu Á):
Phối hợp cùng Trung Quốc để bảo tồn
Thông điệp chúng tôi muốn chuyển tới TP Hà Nội là rất sẵn sàng hỗ trợ trong việc bảo vệ, bảo tồn rùa hồ Gươm. Các nhóm chuyên gia quốc tế về rùa mai mềm và các bác sĩ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng sẵn sàng đến VN để giúp đỡ nếu có yêu cầu. Về phát triển nguồn gen, chúng tôi đề xuất nên xem xét và cân nhắc cho thực hiện chương trình phối hợp bảo tồn rùa Đồng Mô của VN (một số nhà khoa học cho rằng chung loài với rùa hồ Gươm. Hiện nay, chương trình bảo tồn rùa châu Á cho rằng trên thế giới chỉ còn bốn con rùa nước ngọt khổng lồ, hai ở Trung Quốc và hai ở VN. Hai con rùa khổng lồ tại VN ở Đồng Mô và hồ Gươm - NV), đây là con rùa đực, để ghép đôi sinh sản với con rùa cái ở Trung Quốc với thỏa thuận là 50% số rùa non nở thành công sẽ được đưa về VN mỗi năm...
* Bà NGUYỄN ĐÀO NGỌC VÂN (điều phối viên của Mạng lưới toàn cầu về giám sát buôn bán động thực vật hoang dã):
Kiểm dịch lỏng lẻo
Từ một trường hợp đơn lẻ của cụ rùa hồ Gươm, chúng ta cần nhìn xa hơn về tình hình kiểm dịch động vật, nhất là các loài ngoại lai. Môi trường sống của rùa không thuận lợi vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự hiện diện của rùa tai đỏ. Việc để rùa tai đỏ xuất hiện ở VN là do việc buôn bán động vật hoang dã chưa được kiểm soát chặt chẽ, khâu kiểm dịch chưa đủ tốt để có thể ngăn chặn các loại động vật ngoại lai có hại. Do đó, các cơ quan kiểm dịch cần nâng cao trách nhiệm và kiểm soát mạnh mẽ hơn vấn đề kiểm dịch các loại động vật nhập khẩu.
Ý kiến người dân Rất nhiều ý kiến bạn đọc đã gửi về Tuổi Trẻ hôm qua để bày tỏ bức xúc về sự chậm chạp trong việc cứu cụ rùa. Thậm chí nhà thơ Dương Thuấn còn làm hẳn một bài thơ... * Rùa già ở hồ Gươm Có một con rùa giàLở loét khắp quanh daNước hồ Gươm đen sánhĐã làm khổ rùa ta...Con rùa lở loét ấyRất nhiều người thích gọiƠi, Cụ Rùa... Cụ Rùa!Chữ cụ phải viết hoa...Bởi bao người họ nghĩƯớc gì rùa sống mãiCho Hà Nội linh thiêngHồn Thăng Long còn lạiĐã có bao bài báoĐã có bao hội thảoRồi các cấp chính quyềnĐịnh mời cả thế giớiĐến bàn chữa rùa thiêng...Còn rùa thì chẳng biếtNgày ngày ngoi ngóp thởNước hồ Gươm bẩn quáMuốn thoát để lên bờ...Ai biết rùa đang đauAi nghe rùa kêu chếtCác cấp cứ bàn suốtRùa cứ cào lên bờ... * Thấy người bị nạn phải tích cực cứu liền, đằng này với hình ảnh cụ rùa chuyển động trong môi trường ô nhiễm kia, hình hài đầy thương tích hằng ngày đập vào mắt mọi người, nói cho nhiều làm gì để rồi dửng dưng vẫn hoàn dửng dưng, vì mọi người chỉ biết “nhìn và nói”, vậy làm là của ai? * Chẳng lẽ bàn đến khi nào cụ rùa không còn chịu đựng được nữa vì các vết thương và ô nhiễm nguồn nước thì mới làm hay sao? * Chỉ mong mỏi một điều thật nhỏ nhoi: xem cụ rùa như thú cưng đang nuôi trong nhà vậy! Bởi chó cưng, mèo cưng nuôi trong nhà chỉ mới hắt hơi sổ mũi đã được chủ chữa trị. Vậy mà cụ rùa lở loét thế kia vẫn chưa chịu cứu chữa là sao? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận