Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đêm khai mạc liên hoan chính thức diễn ra vào tối ngày 6-11 tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam, Hà Nội. Năm nay, ban tổ chức quyết định mở rộng quy mô liên hoan ra toàn quốc nhằm tôn vinh sức mạnh đổi mới sáng tạo đột phá của TP. Hồ Chí Minh và di sản cố đô Huế, bên cạnh nét văn hóa và sáng tạo của Hà Nội.
Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2020 là bước phát triển tiếp nối từ thành công rực rỡ của Liên hoan Truyền thông & Thiết kế Việt Nam 2019.
Liên hoan khai mạc mở đầu bằng triển lãm "Không mây không mưa" (No Rain without Clouds), giới thiệu những lát cắt trong bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của Đại học RMIT . Đây là một bộ sưu tập uy tín, quy tụ nhiều tác phẩm không chỉ phản ánh đa chiều về lịch sử, mà còn thổi niềm đam mê văn hóa Việt vào thế hệ trẻ.
Góp sức sáng tạo trong bộ sưu tập là những nghệ sĩ tên tuổi, các tác phẩm được trưng bày trong các triển lãm nổi tiếng hay tại các viện nghệ thuật tầm cỡ. Bên cạnh đó, công trình này còn quy tụ nhiều nghệ sĩ "sao mai", đang khát khao thể hiện những chủ đề gai góc theo cách nhìn tươi mới. Triển lãm đang mở cửa đón khách tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội đến ngày 15-11 và trên nền tảng trực tuyến đến cuối tháng 12.
Tiếp đó, liên hoan lần lượt chiêu đãi khán giả Việt với hàng loạt triển lãm của các họa sĩ và nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, hội thảo, tọa đàm và các cuộc thi, giúp mọi người có dịp thưởng thức, chiêm nghiệm và bàn luận nghệ thuật dưới nhiều góc độ. Hầu hết hoạt động được số hóa, giúp giới mộ điệu ở những tỉnh thành xa xôi vẫn dễ dàng đồng hành qua màn hình điện thoại, máy tính.
Nổi bật, cuộc thi "Việt Nam 2030: Tầm nhìn về tương lai" diễn ra trên mạng xã hội mong muốn góp phần giải quyết một bài toán thực tiễn: các ngành công nghiệp sáng tạo đang phát triển đáng kinh ngạc ở các thành phố lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh lại kéo theo nhiều câu hỏi về tính bền vững.
Cuộc thi đặt vấn đề: "Làm thế nào để con người và Trái đất có thể phát triển bền vững ở Việt Nam, và vai trò của Sáng tạo trong tiến trình này là gì?". Đây sẽ là bài thực hành quy mô lớn kêu gọi các bạn trẻ - lớp người tiên phong - hình dung về một Việt Nam bền vững và sáng tạo.
Một số sự kiện hấp dẫn khác trong liên hoan mà khán giả nên ghi ngay vào sổ tay như cuộc thi "Cảm nhận nghệ thuật đương đại Việt Nam", triển lãm "Rìa Thành phố" tại Bảo tàng lịch sử TP. Hồ Chí Minh", tour đi bộ "Du ngoạn Hà Nội - Hoàng thành Thăng Long", và buổi trò chuyện "Hà Nội: Văn hóa, Cà phê và Sáng tạo". Lịch hoạt động đầy đủ được đăng tải tại https://vfcd.events/vi/
Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2020 là hoạt động tiếp nối thành công của Liên hoan Truyền thông và Thiết kế Việt Nam 2019 do Đại học RMIT khởi xướng. Liên hoan năm 2019 lấy Hà Nội làm tâm điểm, trực tiếp hỗ trợ đô thị này khi vừa được chọn tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Qua 7 triển lãm, 13 trải nghiệm, 17 buổi hội thảo, hơn 2.500 người tham dự, liên hoan để lại không ít ấn tượng trong lòng khán giả.
Trên nền tảng đó, Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam 2020 chào đón UNESCO và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) trở lại đồng tổ chức, và ghi nhận đối tác mới là Tổ chức Sáng tạo bền vững COLAB Việt Nam. Hai mươi lăm tổ chức về nghề thủ công, nghệ thuật dân gian, thiết kế, nghệ thuật biểu diễn, phim ảnh, ẩm thực, văn học, truyền thông, âm nhạc và giáo dục sáng tạo,… cũng sẽ đồng hành và hỗ trợ liên hoan.
Theo GS Julia Gaimster, trưởng Khoa Truyền thông và Thiết kế của RMIT tại Việt Nam, ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Để cạnh tranh được với thế giới, Việt Nam cần nuôi dưỡng và cho các quốc gia khác thấy tài năng sáng tạo của đất nước.
"Cá nhân riêng lẻ thường chật vật trong việc tạo ảnh hưởng hay được vinh danh cho sản phẩm sáng tạo của mình. Vậy nên, liên hoan lớn mang tầm quốc gia như sự kiện này là cách rất tốt để tạo ảnh hưởng và quảng bá hình ảnh chung của cả đất nước", GS Julia Gaimster nói.
Ông Michael Croft - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - bày tỏ vui mừng khi UNESCO trở lại liên hoan trên vai trò đồng tổ chức. Ông cho rằng, 2020 là năm vô cùng khó khăn đối với ngành công nghiệp văn hóa do tác động của COVID-19, nhưng cũng là dịp để các cá nhân, tập thể và tổ chức văn hóa chứng tỏ khả năng thích ứng.
"Với UNESCO và tất cả những ai đóng góp công sức và tham gia vào liên hoan, đây là cơ hội tuyệt vời cho thấy sự linh hoạt này và tôn vinh tiềm năng đầy hứa hẹn của lĩnh vực công nghiệp văn hóa", ông Croft nhận định.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XTừ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online sẽ ra mắt một phiên bản đặc biệt mang tên Tuổi Trẻ Sao với nhiều chuyên mục mới như: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem báo in sắc nét trên mạng, Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn)…
Điều đáng chú ý khi chọn Tuổi Trẻ Sao, bạn đọc sẽ được trải nghiệm nội dung thông suốt, không bị xen lẫn quảng cáo hiển thị. Bởi một số bạn đọc có cảm giác không thoải mái hoặc cảm thấy bị làm phiền khi có quá nhiều quảng cáo hiển thị vây quanh nội dung làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc. Vì thế, tất cả các trang, chuyên mục, video đều được tắt quảng cáo hiển thị để không ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức nội dung của bạn đọc.
Đồng thời để đáp ứng nguyện vọng của nhiều bạn đọc, chúng tôi mở ra thêm một phương thức mới để bạn đọc có thể hỗ trợ nguồn lực phát triển báo Tuổi Trẻ bằng cách đóng góp các ngôi sao (có thể chuyển đổi ra chi phí giao dịch) để tham gia hoạt động và tương tác trên Tuổi Trẻ Online. Cụ thể, bạn đọc có thể là tặng cho tác giả, đổi quà lưu niệm (tùy theo chương trình), đăng ký quảng cáo, mua sắm online…
Chúng tôi tạo ra Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, sản xuất thêm những nội dung riêng, gia tăng kết nối, tương tác và thực hiện những nội dung mới theo nhu cầu bạn đọc để thật sự chăm sóc và phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn.
TTO
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận