22/03/2021 11:10 GMT+7

Lên hạng, mới chỉ bắt đầu

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Tháng 3, Việt Nam liên tục nhận tin vui. Ngày 18-3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng 'Moody’s' (Mỹ) tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên mức 'tích cực', động thái mà Bộ Tài chính nhận định 'chưa từng có tiền lệ'.

Trước đó ngày 7-3, Việt Nam lần đầu lọt vào nhóm nền kinh tế có chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình, đứng thứ 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế 2021.

Không chỉ được thế giới ghi nhận về thành tựu phát triển kinh tế, Việt Nam còn chứng kiến sự thăng hạng về chỉ số quyền lực mềm. 

Đầu tháng 3, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu của Brand Finance năm 2021. Cụ thể, chúng ta tăng 2,5 điểm, lên hạng 47/105 quốc gia.

Quyền lực mềm, theo định nghĩa của Brand Finance, là năng lực của một quốc gia trong việc gây ảnh hưởng tới sở thích và hành vi của quốc gia, doanh nghiệp và người dân trên thế giới... 

Brand Finance đánh giá uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên nhờ sự năng động và nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam và sự điều hành hiệu quả của Chính phủ trong hỗ trợ khối doanh nghiệp. 

Ngoài ra, công ty định giá thương hiệu của Anh cũng ấn tượng với nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam với số ca mắc và tử vong ở mức "thấp đáng kinh ngạc".

Sự thăng hạng này không chỉ khiến người dân tự hào mà còn giúp nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và quốc tế, qua đó tạo ra những lợi ích hữu hình như vay vốn dễ dàng và với lãi suất thấp hơn, thu hút đầu tư nước ngoài để qua đó tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Đằng sau sự lên hạng này là cả một quá trình nỗ lực nhiều mặt của cả đất nước. Nhưng như thế chưa đủ. Lên hạng, hay đúng hơn là đất nước ta mới bắt đầu khởi động quá trình chinh phục những thứ hạng cao hơn, để một ngày nào đó đứng trong những nước có vị trí cao. 

Làm tốt việc lên hạng đồng nghĩa với người dân được các cơ quan công quyền phục vụ, mọi người có được cuộc sống tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.

Thật vậy, để có thể lên hạng, các cơ quan công quyền phải cải tiến phong cách phục vụ nhân dân. 

Bởi thế mới có chuyện những ngày gần đây công an nhiều nơi đến tận nơi, làm việc xuyên đêm, cả ngày nghỉ để cấp căn cước công dân có gắn chip cho người dân - xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng để tạo sự thuận lợi về thủ tục hành chính cho công dân. 

Sau căn cước công dân gắn chip điện tử, Việt Nam sẽ tiến tới bỏ sổ hộ khẩu để giảm thiểu các nỗi ám ảnh thủ tục hành chính trong dân. 

Chuyện cấp căn cước công dân có gắn chip điện tử chỉ là một ví dụ. Phong cách phục vụ dân thế này phải thường xuyên diễn ra, không chỉ với ngành công an mà tất cả các ngành, không chỉ với dân mà cả doanh nghiệp... 

Chính quyền có cải cách phong cách phục vụ mới thực hiện được mục tiêu mà nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, đó là "dân giám sát và dân thụ hưởng".

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cho VPBank với triển vọng ổn định Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cho VPBank với triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa ra thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ở mức B1. Các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của VPBank được Moody’s tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định.

QUỲNH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên