Đại diện BTC, Các đơn vị đồng hành, các chuyên gia, khách mời trả lời trả lời các câu hỏi của báo đài - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngày của Phở là sự kiện do báo Tuổi Trẻ khởi xướng với sự đồng hành của công ty Acecook Việt Nam nhằm tôn vinh nét văn hóa ẩm thực của người Việt và tạo cơ hội cho những người yêu ẩm thực nói chung, thưởng thức và tìm hiểu những món ăn quốc hồn, quốc túy.
Họp báo giới thiệu chương trình Ngày của Phở lần 2 - Video: THẾ KIỆT - TRÍ NHÂN
Ông Đỗ Văn Dũng, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết sau lần tổ chức thành công Ngày của phở năm ngoái với nhiều cảm xúc, báo Tuổi Trẻ đã nhận được sự ủng hộ lớn của các chuyên gia ẩm thực, bạn đọc.
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam (đơn vị đồng hành), chia sẻ sự yêu thích với món phở của Việt Nam - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trước Ngày của Phở năm nay, báo Tuổi Trẻ đã phát động nhiều hoạt động cộng đồng như các cuộc thi "Ký ức về phở" và "Hiến kế phát triển Ngày của Phở".
Chỉ tính riêng hai cuộc thi này đã thu hút được hơn một ngàn bài viết, chia sẻ và hiến kế tạo sức lan tỏa, quan tâm của người Việt về món ăn tưởng chừng rất gần gũi nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ.
"Điều thú vị là chúng tôi cũng đã nhận được những bài viết từ các tác giả, tay viết chuyên nghiệp. Đề tài về phở luôn hấp dẫn và là cảm hứng cho nhiều đối tượng khác nhau", ông Đỗ Văn Dũng nói.
oàn cảnh họp báo giới thiệu sự kiện “Ngày của Phở 12-12” - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Trần Xuân Toàn, Ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết những người thực hiện mong muốn rằng Ngày của Phở không phải là sự kiện của riêng của một đơn vị mà là câu chuyện chung của bất cứ người Việt Nam nào.
Do đó, bất kỳ ai cũng có thể tham gia đồng hành, cùng lan tỏa về món ăn ngon Việt Nam từ các các quán ăn, nhà hàng, tiệm bán phở... đến mỗi người dân.
Ca sĩ Thụy Vũ cho biết những rào cản khi ăn phở của mình để mọi người tìm cách tháo gỡ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Toàn nói ban tổ chức khuyến khích các quán phở sẽ có hình thức khuyến mãi riêng như một cách hưởng ứng Ngày của Phở.
Bắt đầu từ ngày 5-12 đến hết ngày 12-12, tại một số tiệm phở nổi tiếng ở Hà Nội và TP.HCM cũng sẽ hưởng ứng, truyền thông cho Ngày của phở.
Riêng vào ngày 12-12, những khách hàng đầu tiên tại một số quán phở trên sẽ nhận được món quà của ban tổ chức và nhà tài trợ Acecook. Mong muốn của ban tổ chức là lan toả được tinh thần ý nghĩa phở với người dân cả nước.
Theo ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, kể từ khi đến Việt Nam và thưởng thức món phở lần đầu tiên vào năm 1993, ông đã yêu món ăn này.
Họp báo giới thiệu chương trình Ngày của Phở lần 2 - Video: THẾ KIỆT - TRÍ NHÂN
Vị doanh nhân người Nhật này nói rằng với người Việt, phở như là một món ăn hàng ngày, do đó có thể nhiều người không hiểu hết được những cái hay, cái tốt của món phở này.
"Tôi nghĩ rằng hơn ai hết người Việt phải thực sự hiểu được món phở để có thể tự tin quảng bá món phở ra thế giới. Người Nhật Bản đã tiên phong quảng bá món phở, trước cả người Việt. Chúng tôi có Ngày của Phở 4-4 hàng năm".
ông Junichi nhấn mạnh rằng muốn bắt đầu Ngày của Phở mới mong muốn lan tỏa nhiều hơn, để ngày càng nhiều người Việt biết đến món phở hơn.
"Nếu càng nhiều người Việt Nam có cảm xúc mạnh mẽ như chúng tôi đang có thì chương trình này sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn", ông Kajiwara Junichi nói đồng thời cho biết sẵn sàng chào đón bất kỳ doanh nghiệp sản xuất phở nào cùng tham gia miễn họ cũng có cảm xúc, tình yêu phở.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội ẩm thực Việt Nam chia sẻ: “ Tôi cảm thấy buồn vì những nhà hàng lớn nhất ở TP.HCM là những nhà hàng nước ngoài, chúng ta cần phải chuẩn hóa tất cả để phát triển ẩm thực Việt” - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hoá ẩm thực Việt Nam, ví von hoạt động Ngày của Phở cũng giống như một tảng băng nổi của kho tàng ẩm thực Việt chưa được khai phá hết trong đó phở cần được xem tảng băng tiên phong trong hoạt động quảng bá ẩm thực lâu dài.
"Chúng ta dùng hình ảnh ẩm thực để quảng bá hình ảnh Việt Nam, sâu xa hơn, thông qua phở, Việt Nam sẽ thúc đẩy tiêu dùng, nuôi trồn thủy hải sản, gia vị...", ông Kỳ nói.
Tái dựng hành trình trăm năm phở Việt
Nhóm SMS Band thể hiện ca khúc "Vị quê nhà" mở đầu họp báo giới thiệu
"Ngày của phở" sáng 5-12 tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người Việt ăn phở dường như hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ lịch sử về phở, với những thăng trầm, biến chuyển của đất nước.
Với chủ đề tôn vinh hương vị Việt - Hành trình trở về phở xưa, ban tổ chức đã quyết định đầu tư để tái hiện lại hành trình trăm măm phở Việt qua những tấm ảnh quý giá, khám phá quy trình chế biến phở truyền thống cũng như hiện đại.
Tại triển lãm, khách tham quan được thưởng thức, cảm nhận, so sánh hương vị phổ biến tấu qua thời gian.
Bên cạnh đó, khách cũng được tham gia chuỗi hoạt động chính gồm triển lãm chuyên đề, giới thiệu trăm trăm phở Việt, Gala vinh danh những Hiến kế Phát triển Ngày của phở, và trao giải những tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi Ký ức về Phở.
Trao giải thưởng 18 tác phẩm dự thi hai cuộc thi Ngày của Phở
Hoa hậu Diễm Hương tại buổi họp báo giới thiệu "Ngày của Phở 12-12" -
Ảnh: DUYÊN PHAN
Dịp này, ban tổ chức cũng đã công bố kết quả hai cuộc thi về Ngày của Phở.
Ở cuộc thi Ký ức về Phở , sau buổi chấm chung khảo, ban giám khảo đã tăng thêm giải thưởng so với cơ cấu ban đầu. Với những trang viết thấm đẫm nỗi nhớ mang đậm hương vị phở Việt, các tác giả sau có bài dự thi đã được ban giám khảo chọn trao giải:
1. Tác giả Nguyễn Kim Anh với bài Phở Tư Lùn
2. Tác giả Lê Hoàng Hiệp với bài Ký ức phở ba miền
3. Tác giả Lan Hương với bài Phở không người lái
4. Tác giả Nguyễn Mỹ Nữ với bài Thương lắm quán phở nhà
5. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan với bài Phở mụ Liếc
6. Tác giả Huỳnh Thị Tố Uyên với bài Nội, xe ba gác và mùi phở thơm
7. Tác giả Lê Quang Thọ với bài Phở quê
8. Tác giả Lâm Minh Trang với bài Phở là ký ức tuổi thơ
9. Tác giả Bùi Chí Vinh với bài Phép lạ từ phở Bà Tát
Trong khi đó, ở cuộc thi Hiến kế về phở, các bài thi góp những hiến kế mang tính thực tế cao, có thể phát triển được đã được ban giám khảo lựa chọn, cụ thể:
1. Tác giả Quốc Lê với bài Mơ ước về một Nhà hàng - Bảo tàng Phở
2. Tác giả Vương Hoàng Bá Lộc với bài Ước vọng về một "Festival phở Việt Nam"
3. Tác giả Huyền Nga với bài 4 điều cần làm để thế giới biết đến phở
4. Tác giả Trần Nguyễn An Ninh với bài 5 ý tưởng về tuần phở Việt Nam
5. Tác giả Nguyễn Sinh với bài Nói đến phở, nhớ đến Việt Nam
6. Tác giả Bình Thanh với bài Để phở Việt vươn xa...?
7. Tác giả Lê Thị Kim Thơ với bài Phố phở hàng rong đong đầy hương sắc Việt
8. Tác giả Lê Anh Tú với bài Phát triển phở bằng chuỗi và nhượng quyền
9. Tác giả Mananya Techalertkamol với bài Đi tìm Pad Thái qua sợi phở Việt
Các giám khảo đã làm việc hết sức công tâm, "cân não", thậm chí có lúc nảy sinh các tranh luận trái chiều về góc nhìn trước các tác phẩm, tuy vậy, các tiêu chí, thể lệ đề ra ban đầu của giải vẫn được ban giám khảo bám sát, tôn trọng.
Dự kiến, ban tổ chức sẽ trao thưởng cho các tác giả đoạt giải tại Ngày của Phở 2018, diễn ra vào ngày 12-12 tại Hà Nội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận