31/03/2019 14:08 GMT+7

Làn sóng trầm uất đang phủ lên âm nhạc thế kỷ 21?

HIỀN TRANG
HIỀN TRANG

TTO - Nếu như những năm 1950 hay 1970, niềm vui thống trị trong âm nhạc đại chúng thì đến thế kỷ 21, lời các ca khúc lại phủ đầy những nỗi phiền muộn, sợ hãi, lãng mạn hóa cái chết hay chứng trầm cảm...

Làn sóng trầm uất đang phủ lên âm nhạc thế kỷ 21? - Ảnh 1.

Âm nhạc của Billie Eilish đầy ứ tư tưởng đoạn diệt của chủ nghĩa hư vô - Ảnh: VEVO

"... Cái gì đến trước, âm nhạc hay nỗi đau? Chúng ta lo lắng về những đứa trẻ chơi súng, xem phim bạo lực, rằng những loại hình văn hóa như vậy sẽ tẩy não chúng. Nhưng không ai lo lắng về những đứa trẻ nghe hàng ngàn, chính xác là hàng ngàn ca khúc về sự tan vỡ, chối từ, nỗi đau, nỗi khốn khổ và mất mát" - cây bút nổi tiếng về âm nhạc cho tạp chí The New Yorker từng viết.

1 Tuần trước, khi album When we all fall asleep, where do we go? (Khi ta đều đi ngủ, ta đi đâu?) của Billie Eilish ra mắt, nó đã trở thành một hiện tượng. 

17 tuổi, giọng hát đẹp tựa thiên thần, nhưng Billie Eilish lại được coi như người kế tục Kurt Cobain của thế kỷ 21. Âm nhạc của cô thờ ơ nhưng cũng rất giận dữ, và đầy ứ tư tưởng đoạn diệt của chủ nghĩa hư vô.

Sự nổi lên của Billie Eilish (hay trước đó là Lana Del Rey) cùng những ca khúc yếm thế vừa có dấu vết từ lịch sử, vừa mọc rễ từ chính bối cảnh xã hội đương thời. 

Nó đánh dấu sự trở lại của tinh thần emo rock những năm 1980, thứ rock hậu hardcore với chất liệu chính là sự tuyệt vọng, chán đời, oán ghét thế giới, sự thất bại khi cố gắng hàn gắn với ngoại cảnh. 

Nhưng, khi mà sự bi kịch hóa trong âm nhạc ngày càng lan rộng, nó hiển nhiên cũng cho thấy tâm trạng trầm uất không chỉ là vấn đề ở một vài cá nhân đơn lẻ.

Dựa trên mẫu nghiên cứu là 500.000 ca khúc được phát hành từ năm 1985 đến năm 2015, những nhà khoa học của Đại học California đã thu được một kết quả hết sức thú vị, rằng âm nhạc đang ngày càng trở nên đau khổ, càng ngày các nhạc sĩ càng viết nhiều hơn về nỗi cô độc và sự mất liên lạc với thế giới bên ngoài.

Một nghiên cứu song song khác cũng chỉ ra nếu như những năm 1950 hay những năm 1970, niềm vui thống trị trong âm nhạc đại chúng thì đến thế kỷ 21, lời các ca khúc lại phủ đầy những nỗi phiền muộn, sợ hãi, lãng mạn hóa cái chết hay chứng trầm cảm.

WHEN WE ALL FALL ASLEEP, WHERE DO WE GO?

2 Mặc dù những nghiên cứu của hai trường đại học chỉ bao hàm các ca khúc nói tiếng Anh, nhưng trào lưu âm nhạc ưu sầu có lẽ không chỉ là hiện tượng cục bộ. 

Ở Hàn Quốc, một loạt thành viên của Big Bang, EXO đến BTS, SHINee đều từng cho ra đời các bài hát bộc bạch những chấn thương tâm lý, nội tâm vò xé, não nề, buông bỏ.

Còn ở Việt Nam, dẫu chưa có thống kê nào cụ thể và dẫu vì tính cách duy tình của người Việt mà thị hiếu nhạc Việt vẫn thường nghiêng về những bản tình ca nhẹ nhàng, dẫu có là tình ca buồn quằn quại thì cũng vẫn chỉ đơn giản là nỗi đau thất tình. 

Nhưng đâu đó trong thế giới ngầm, đặc biệt là giới rapper, cũng xuất hiện thứ âm nhạc đào sâu vào cái tôi u uất như Wowy với các ca khúc ngưng ứ bế tắc về cuộc sống, Táo với những bài hát về sự tự hủy hoại, DSK và ham muốn tự cô lập để giải thoát khỏi những ưu phiền.

Có rất nhiều chỉ trích hướng đến làn sóng âm nhạc trầm uất, hư vô chủ nghĩa. Nhưng liệu chúng ta có thể trách cứ những nghệ sĩ yếm thế hay không khi "dịch bệnh" trầm cảm là điều có thật?

James Morrison - 'nhóc già' hát nhạc sầu James Morrison - "nhóc già" hát nhạc sầu

TTO - Nếu chỉ nghe qua giọng hát có thể nhiều người lầm tưởng anh chí ít cũng phải độ tuổi “băm”. Lầm to! James Morrison chỉ mới 21 tuổi và được kỳ vọng là tay sáng tác kiêm ca sĩ có thể tiêm một liều lượng blues và soul đủ làm dịu đi trào lưu pop đầy sân si.

HIỀN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên