17/05/2023 07:35 GMT+7

Làm ra ChatGPT, giờ lại lo lắng về hậu quả khó lường

Giám đốc điều hành OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT, thừa nhận cần phải có quy định về trí tuệ nhân tạo và việc lạm dụng nó cho mục đích xấu.

Làm ra ChatGPT, giờ lại lo lắng về hậu quả khó lường - Ảnh 1.

Các nhà lập pháp nhấn mạnh nỗi sợ hãi sâu sắc nhất của họ về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc điều trần ngày 16-5. Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal mở đầu phiên điều trần bằng việc phát một đoạn văn bản do AI viết và đọc.

"Nếu ngồi ở nhà mà nghe, chắc ai cũng nghĩ đó là tôi. Nhưng thực tế, giọng nói đó không phải của tôi", ông Blumenthal cố ý làm nổi bật những rủi ro của AI.

Vị nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ nhấn mạnh AI "không chỉ đơn thuần là các thí nghiệm". Theo ông, AI đã hiện hữu, không còn là những điều tưởng tượng của khoa học viễn tưởng. 

Giám đốc điều hành (CEO) của OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT, thừa nhận có những rủi ro từ AI. "Nếu công nghệ này gặp trục trặc, nó có thể trở nên tồi tệ", ông Sam Altman nói tại điều trần.

Theo ông, AI có thể được sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử. CEO OpenAI gọi đó là một điều "đáng lo ngại" và cho rằng việc phải quản lý AI là điều cần thiết.

ChatGPT, một bot có thể tạo ra nội dung giống con người ngay lập tức, đã khiến người dùng kinh ngạc xen lẫn sợ hãi.

Công cụ này kể từ đó đã trở thành gương mặt đại diện toàn cầu cho AI. Tuy nhiên, trở lực là không nhỏ, từ các chính phủ lẫn đối thủ kinh doanh. Nhiều công ty khác đã cảnh báo việc không kiểm soát ChatGPT hay AI có thể tác động xấu đến xã hội.

"OpenAI được thành lập dựa trên niềm tin rằng AI có khả năng cải thiện gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng nó cũng tạo ra những rủi ro nghiêm trọng", ông Altman phân trần.

Ông nhấn mạnh trong thời gian tới ChatGPT sẽ "giải quyết một số thách thức lớn nhất của nhân loại, như biến đổi khí hậu và chữa bệnh ung thư".

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận trước những lo ngại về thông tin sai lệch, bảo đảm việc làm và các mối nguy hiểm khác, "OpenAI nghĩ rằng sự can thiệp theo quy định của chính phủ sẽ rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro".

Altman đề xuất chính phủ xem xét, thử nghiệm và cấp phép cho các công cụ AI trước khi chúng được công bố. Nhà nước có quyền thu hồi giấy phép nếu các quy tắc bị phá vỡ.

"Tôi nghĩ rằng Mỹ nên dẫn đầu trong lĩnh vực này. Nhưng để có hiệu quả, chúng ta cần một cái gì đó mang tính toàn cầu", ông Altman nói thêm.

Một nhân viên của OpenAI gần đây đã đề xuất thành lập một cơ quan cấp phép cho AI của Mỹ. Cơ quan đó có thể được gọi là Văn phòng an toàn và an ninh cơ sở hạ tầng AI, hay OASIS, Reuters đưa tin.

Elon Musk tuyên bố ra mắt Elon Musk tuyên bố ra mắt 'TruthGPT' để cạnh tranh với ChatGPT

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố sẽ ra mắt nền tảng trí tuệ thông minh (AI) 'TruthGPT', để thách thức các nền tảng mới của Microsoft và Google.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên