02/09/2019 11:35 GMT+7

Khó phải ló cái khôn!

NGUYÊN HẠNH - Ý NGUYÊN
NGUYÊN HẠNH - Ý NGUYÊN

TTO - Hàng loạt chính sách khá mạnh của các nước đang tung ra đòi hỏi VN không thể không nghiên cứu...

Khó phải ló cái khôn! - Ảnh 1.

Công nhân tại một xưởng lắp rắp xe tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: Reuters

Theo kế hoạch công bố ngày 26-8, Chính phủ Trung Quốc sẽ lập thêm 6 khu vực thương mại tự do thí điểm (FTZ) mới tại 6 tỉnh gồm: Sơn Đông, Giang Tô, Quảng Tây, Hà Bắc, Vân Nam và Hắc Long Giang. 

Các FTZ đóng vai trò tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc thông qua việc thử nghiệm cách thức mới trong quản lý đầu tư nước ngoài.

Theo báo Pattaya Mail, chính quyền Thái Lan cũng vừa chỉ đạo Ủy ban Đầu tư nước này (BoI) soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ những công ty chịu tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan.

Tại cuộc làm việc với BoI, Phó thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak nói rằng cuộc đua thu hút các nhà đầu tư nước ngoài giữa các nước thành viên ASEAN đang nóng lên, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung không ngừng leo thang.

Theo ông, các gói khuyến khích mới cần được soạn thảo để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư đến từ các nước khác nhau. Chẳng hạn, doanh nhân Hàn Quốc muốn đầu tư vào những khu vực gần với các nhà máy hiện có của công ty Hàn Quốc, do đó Thái Lan cần đảm bảo có đủ chỗ trống. 

Phó thủ tướng Somkid yêu cầu phải chuẩn bị những gói kích thích theo yêu cầu của khách hàng, với những ưu đãi đầu tư chi tiết phù hợp với từng công ty. Các gói này cũng phải linh hoạt và có thể thương lượng.

Tổng thư ký BoI Duangjai Asawachintachit cho biết đã có một danh sách gồm hơn 100 công ty ở Trung Quốc và những nước khác muốn di chuyển sang Thái Lan. BoI sẽ áp dụng 3 chiến lược đối với những công ty này, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và nhu cầu cụ thể.

Chiến lược đầu tiên là cung cấp gói khuyến khích được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng nhằm hỗ trợ họ giảm thiểu tổn thất từ chiến tranh thương mại. Chiến lược thứ hai là thuyết phục đầu tư vào hành lang kinh tế phía đông (EEC). Chiến lược cuối cùng là cung cấp những gói kích thích kinh tế dành cho các công ty nhỏ và vừa (SME).

Ngoài ra, Thái Lan đang tập trung xây dựng nền tảng phát triển dài hạn bằng cơ sở hạ tầng giao thông và kỹ thuật số. Chính phủ nước này cũng đang thực hiện các cải cách công nghiệp giúp nâng cao tay nghề của lao động trong nước, nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Cục Thống kê Malaysia (DOSM) ngày 20-8 công bố FDI vào nước này đã tăng 10,3% trong quý 2-2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo trang web của Cơ quan Phát triển đầu tư Malaysia (MIDA), chính phủ nước này muốn duy trì môi trường thân thiện với doanh nghiệp để thu hút đầu tư, biến Malaysia thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu hấp dẫn của khu vực.

Nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) cho thấy Bộ Công nghiệp và thương mại Malaysia đã thành lập một cơ quan chuyên trách về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vào tháng 7-2018. Cơ quan này có nhiệm vụ theo dõi diễn biến của thương chiến và đưa ra các chiến lược kịp thời để hạn chế tác động.

Indonesia đang chủ trương tăng sản lượng xuất khẩu và mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán các thỏa thuận kinh tế song phương với Úc, Chile, Argentina và EU.

Thương chiến leo thang, chạy  đua cải cách Thương chiến leo thang, chạy đua cải cách

TTO - Trung Quốc lập thêm khu thương mại tự do, Malaysia lập cơ quan chuyên trách về thương chiến, Thái Lan chuẩn bị gói kích thích phù hợp từng doanh nghiệp. VN có đang đứng trước áp lực?

NGUYÊN HẠNH - Ý NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên