18/03/2012 07:47 GMT+7

Khát nước...

THÁI BÁ DŨNG - TIẾN THÀNH thực hiện
THÁI BÁ DŨNG - TIẾN THÀNH thực hiện

TT - Hằng năm, cứ vào tháng 3 là các nhà khoa học về môi trường, về tài nguyên nước lại chộn rộn họp hành, hội thảo về câu chuyện thế giới khát nước. Bởi ngày 22-3 hằng năm là Ngày nước thế giới.

9Ye2vwUw.jpgPhóng to
Người dân làng tái định cư H’Náp và Khôi (Gia Lai) phải chắt từng giọt nước
lXQIJ7er.jpgPhóng to
Một phụ nữ làng H’Náp giải nhiệt giữa trưa nắng chang chang

VN chưa phải là một quốc gia nguy kịch về khan hiếm nước, nhưng không phải là không có những vùng khát nước thật sự. Ví dụ Tây nguyên chẳng hạn. Thời điểm này Tây nguyên đang vào mùa khô, người dân ở nhiều huyện vùng xa thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông đang khổ sở vì khan hiếm nước sạch.

Tại xã biên giới Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), người dân đang phải chắt chiu từng chai nước. Ở nhiều thôn, buôn của xã này không khó tìm hình ảnh nhiều người dân giúp nhau đào giếng, bới đá tìm nước sinh hoạt. Ở các làng Krông, Klăh, H’Náp và Khôi, hằng ngày phụ nữ phải mang chai nhựa và gùi đi bộ, hoặc chở bằng xe máy lấy từng chai nước ở mạch nước đầu làng.

Tình hình thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng cũng xảy ra tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk), huyện Đắk G’Long (tỉnh Đắk Nông). Cứ vào đầu tháng 3 là khúc sông Krông Ana đoạn qua xã Cư K’Ty (Krông Bông) tấp nập dòng người hằng ngày kéo xe bò chở từng thùng phuy lớn ra sông lấy nước về dùng. Còn tại khu tái định cư Đắk P’Lao (huyện Đắk G’Long), tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt trở thành nỗi ám ảnh triền miên đối với hàng trăm hộ dân.

Những hình ảnh trong phóng sự này không phải là một phát hiện gì kinh khủng, bởi nó diễn ra hằng năm. Nhưng chúng tôi vẫn muốn chuyển đến những cư dân thành thị - những người chỉ cần với tay vặn vòi là có nước sạch tuôn trào. Chúng ta xem để cùng nhau quý nước hơn, tiết kiệm nước hơn...

bxUoWAIo.jpgPhóng to
Nước sông vàng đục, đầy cát nhưng người dân ở thôn 2, thôn 4 (xã Cư K’Ty) vẫn phải lấy về dùng
uElhj2YT.jpgPhóng to
Phụ nữ làng H’Náp gùi nước về nhà trên cánh đồng lúa khô hạn. Ở đây mỗi năm chỉ trồng trọt được vào ba tháng mùa mưa
XGV0D6Au.jpgPhóng to
Người dân ở một số xã của huyện Sa Thầy (Kon Tum) khốn khổ vì thiếu nước trầm trọng. Trong ảnh: mặc cho nước đục, một người dân ở xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) vẫn phải ra suối lấy nước về sinh hoạt
yrss43c4.jpgPhóng to
Gia đình anh Lịch Văn Ít và chị Hoàng Thị Hợp (khu B, thôn 4, xã Đắk P’Lao, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) tiết kiệm tối đa việc sử dụng nước sinh hoạt
1CYEOtTE.jpgPhóng to

Cũng như nhiều hộ dân khác trong thôn, anh Lịch Văn Ít (31 tuổi) “thiết kế” một bể nước phủ bạt để đựng và lọc nước suối dùng cho sinh hoạt gia đình trong mùa khô

XiVJPkY1.jpgPhóng to
Một hộ dân ở xã Cư K’Ty (Krông Bông, Đắk Lắk) dùng xe trâu chở nước từ sông Krông Ana về nhà hơn cây số
iHJSJoDL.jpgPhóng to
Công trường hồ chứa nước Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai được Chính phủ phê duyệt từ năm 2005, dự kiến đến năm 2010 hoàn thành. Thực tế phải đến năm 2011 mới chính thức khởi công và dự kiến năm 2015 hoàn thành
ls61IzKE.jpgPhóng to
Từ nhiều ngày nay, gia đình ông Rơ Mah Phúc (69 tuổi, người làng H’Náp) thiếu nước trầm trọng
HC4T8EUB.jpgPhóng to
Chị HDé (28 tuổi) đưa con trai Ka Tuấn (1 tuổi) đi tắm suối mỗi buổi chiều
THÁI BÁ DŨNG - TIẾN THÀNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên