10/04/2023 20:05 GMT+7

Khai thác đá lậu ở Đắk Nông: xử chỗ này chạy qua chỗ khác 'phá' tiếp

Đã có nhiều quyết định xử phạt nặng nhưng tình trạng vi phạm khai thác đá lậu ở Đắk Nông vẫn tiếp tục diễn ra.

Khai thác đá lậu ở Đắk Nông: xử chỗ này chạy qua chỗ khác phá tiếp - Ảnh 1.

Việc khai thác đá lậu tại thôn Đức Bình (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil) đã bị phát hiện, ngăn chặn - Ảnh: TRUNG TÂN

Phạt nơi này, "nhảy" sang nơi khác

Cách đây một tháng, UBND huyện Đắk Mil (Đắk Nông) ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Văn Hậu khai thác đá lậu ở xã Đức Mạnh. Ông Hậu nói mình chỉ cải tạo đất để trồng cà phê và tranh thủ "tận thu" số đá trồi lên khi đào bới. 

Thế nhưng khi Công an tỉnh Đắk Nông, UBND huyện Đắk Mil kiểm tra thì ông này đã khai thác được khoảng 300mđá, chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Ông này bị UBND huyện Đắk Mil xử phạt số tiền 52,5 triệu đồng, toàn bộ số đá đã "tận thu" cũng bị tịch thu.

Mỏ đá lậu ở xã Đức Mạnh bị dừng, thì ông Hậu chuyển đến thôn 8, xã Đắk N'Rót "cổ phần" với vài người khác tiếp tục làm… đá lậu. 

Nếu từ xa nhìn đến sẽ khó phát hiện mỏ đá lậu này vì nằm sâu dưới thung lũng, khuất sau các lô cà phê. Khi đến gần, một khu vực rộng 4-5ha này đã bị đào bới, móc đá đem bán từ lâu và vẫn đang tiếp tục. Bãi đá này của một người tên Lệ bán lại cho nhiều người. 

Khai thác đá lậu ở Đắk Nông: xử chỗ này chạy qua chỗ khác phá tiếp - Ảnh 2.

Công trường khai thác đá lậu tại thôn 8, xã Đắk N'Rót, Đắk Mil, Đắk Nông. Ảnh chụp ngày 8-4 - Ảnh: TRUNG TÂN

Khó quản đá lậu

Ông Lê Văn Hoàng, phó chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, cho biết huyện có 6 doanh nghiệp khai thác đá thì nay chỉ còn 2 đơn vị có giấy phép. "Ngoài các điểm khai thác khoáng sản nêu trên, còn một số điểm có trữ lượng sản xuất nhỏ, phân bố rải rác ở các khu vực xa khu dân cư.

Trong khoảng thời gian gần đây, hoạt động khai thác đá trái phép đã được cơ giới hóa, quy mô lớn, ngày càng phức tạp, tinh vi. "Việc phát hiện để ngăn chặn, giải tỏa và khắc phục hậu quả rất phức tạp", ông Hoàng nhìn nhận.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cũng thừa nhận nạn khai thác đá trái phép trên địa bàn tỉnh xảy ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm vì nhu cầu xây dựng của người dân. 

"Trong năm 2022, tỉnh đã xử phạt rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp với số tiền hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi dụng các địa bàn xa dân cư, do lợi nhuận từ khai thác đá lậu lớn, một vài nơi có buông lỏng nên tình trạng bát nháo chưa được chấn chỉnh triệt để", lãnh đạo này khẳng định.

Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý chưa chặt

Không chỉ khai thác đá lậu, các mỏ đá được UBND tỉnh Đắk Nông cấp phép cũng sai phạm. Tháng 6-2022, Thanh tra tỉnh Đắk Nông có kết luận và chỉ ra nhiều sai phạm tại 8 mỏ đá ở huyện Đắk R'lấp và Đắk Song.

Trong số này, từ năm 2013 - 2021, Công ty FICO Đắk Nông (thôn 3, xã Kiến Thành, Đắk R'lấp) khai thác đá xây dựng khi chưa được cho thuê đất.

Theo Thanh tra, không chỉ khai thác đá lậu, nhiều mỏ được cấp phép cũng mắc nhiều sai phạm - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo thanh tra, không chỉ khai thác đá lậu, nhiều mỏ được cấp phép cũng mắc nhiều sai phạm - Ảnh: TRUNG TÂN

Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã tham mưu cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty cổ phần Phú Tài tại mỏ đá granite xã Đắk Hòa (Đắk Song) khi chủ đầu tư chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cả 8 mỏ đá đều có khối lượng khai thác lớn hơn số kê khai. Thanh tra khẳng định Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông quản lý việc khai thác đá chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp cương quyết, chấm dứt các vi phạm.

Khai thác ‘lậu’ đá granite, 1 công ty bị phạt 1 tỉ đồng và tịch thu phương tiệnKhai thác ‘lậu’ đá granite, 1 công ty bị phạt 1 tỉ đồng và tịch thu phương tiện

TTO - Một công ty tại huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) bị UBND tỉnh này phạt 1 tỉ đồng do khai thác trái phép đá granite. Sau khi bị phát hiện, công ty trên còn có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên