23/04/2025 15:38 GMT+7

Kết nối giao thông ra sao giữa các tỉnh dự kiến sáp nhập?

Sáp nhập tỉnh là cơ hội mở rộng không gian kinh tế, tạo động lực và cơ hội phát triển bền vững, phù hợp xu thế hội nhập, trong đó kết nối giao thông là một trong những yếu tố quan trọng.

sáp nhập - Ảnh 1.

Bộ Xây dựng đang nâng cấp, mở rộng quốc lộ 28B, trong đó có đèo Đại Ninh để kết nối hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng - Ảnh: ĐỨC TRONG

Sáp nhập tỉnh thành không chỉ là phân chia lại địa giới hành chính, mà sẽ tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực, khai thác tiềm năng kinh tế, thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Kết nối giao thông giữa các tỉnh sáp nhập và khu vực xung quanh

Sự phân chia thành các địa phương dù tên gọi là tỉnh, thành phố hay phường, xã đều dựa trên các yếu tố căn bản là diện tích đất đai, mật độ dân cư, môi trường, điều kiện sinh sống, định hướng không gian phát triển, địa lý giao thông, cả các yếu tố văn hóa lịch sử, truyền thống, phong tục...

Cùng với đó là hàng loạt vấn đề đi lại vận chuyển, kết nối giao thông hết sức quan trọng trong giai đoạn đầu và cả lâu dài.

Theo quyết định số 759/QĐ-TTg, một số nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bao gồm:

Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ: Trung tâm hành chính - chính trị phải có vị trí địa lý thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

Đặc biệt là hệ thống giao thông phát triển như sân bay, đường bộ, cảng biển, tạo điều kiện kết nối dễ dàng với các vùng khác trong tỉnh, các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hoặc với hệ thống không gian biển.

Không gian phát triển trong tương lai: Trung tâm hành chính - chính trị mới phải có tiềm năng phát triển lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính mới. 

Sau khi đơn vị hành chính mới ổn định, có thể xem xét nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của vùng...

Như vậy trong việc sáp nhập các tỉnh lại với nhau, việc nối kết giao thông vô cùng quan trọng, vì sáp nhập để có điều kiện phát triển mạnh hơn. 

Trước hết phải là giao thông giữa các tỉnh được sáp nhập, sau đó mới là giao thông nối với các tỉnh xung quanh khác, với các vùng miền, cả nước. 

Đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy đều phải được nghĩ đến, mà trước hết là đường bộ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đi như thế nào, mất bao lâu đều phải tính.

Một số tỉnh, thành dự kiến sáp nhập giao thông ra sao?

Phát triển kinh tế: Mạng lưới giao thông hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Giao thông giúp vận chuyển hàng hóa và con người hiệu quả nhất, có thể dẫn đến tăng năng suất, lợi nhuận cao hơn và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. 

Khả năng tiếp cận: Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và dịch vụ xã hội. 

Nó cũng có thể tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội việc làm và hoạt động giải trí du lịch, giao tiếp, thăm viếng. 

Tác động môi trường: Giao thông vận tải là tác nhân đáng kể gây ra khí thải nhà kính và các chất ô nhiễm khác, ảnh hưởng đến môi trường. 

Quy hoạch và chính sách: Giao thông có thể cung cấp thông tin cho các quyết định về quy hoạch và chính sách. 

An toàn và an ninh: Dữ liệu giao thông có thể giúp xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao thông, chẳng hạn như tai nạn, tắc nghẽn và các mối đe dọa về an ninh.

Khi sáp nhập tỉnh, vấn đề kết nối giao thông vừa có cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức. 

Mạng lưới đường bộ hiện nay phủ kín cả nước, thông qua hệ thống cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, giao thông nông thôn. 

Tuy nhiên, chất lượng đường giao thông từng nơi ra sao cũng cần phải bàn. Hàng không có 22 sân bay dân dụng, chủ yếu các thành phố lớn. 

Đường sắt chủ yếu tuyến Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Hải Phòng, còn đường sắt nội đô chỉ có ở Hà Nội và TP.HCM, còn nhiều địa phương, khu vực chưa có.

Đường sông thì miền Tây mênh mông nhưng chưa khai thác nhiều và hiệu quả. Cảng biển có 34 cảng lớn nhỏ. 

Đường bộ khép kín, nhưng khoảng 70% cần nâng cấp mở rộng và phải đi nhờ qua tỉnh bạn khi sáp nhập tỉnh. 

Như Lâm Đồng mới dự kiến sáp nhập 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận, có sân bay Liên Khương, sân bay Phan Thiết, 1 cảng biển, quốc lộ 28 nối 3 tỉnh nhưng cần phải đầu tư thêm. 

Tây Ninh mới dự kiến sáp nhập Long An và Tây Ninh, không có biển, chưa có quốc lộ nào nối, chờ quy hoạch. 

Quốc lộ 26 nối Quảng Ngãi và Kon Tum xuống cấp. Bình Phước dự kiến sáp nhập Đồng Nai, phải đi qua Bình Dương. TP.HCM dự kiến sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, gì cũng có, trừ đường bộ đi Vũng Tàu phải qua Đồng Nai… 

Do vậy khi sáp nhập tỉnh, thành cần quan tâm nhiều hơn chuyện kết nối và đi lại thuận tiện cho người dân.

Sáp nhập tỉnh không chỉ là phân chia lại địa giới hành chính - Ảnh 3.Cầu Tây Long trên ranh giới Tây Ninh - Long An sắp hoàn thành kết nối 2 tỉnh

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa sẽ thông xe trong năm nay. Cầu Tây Long kết nối giữa 2 tỉnh Long An - Tây Ninh cũng đang sắp hoàn thành.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên