Dịch COVID đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu nhưng hợp tác quốc tế về vắcxin phòng COVID-19 có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục - Ảnh: AFP
Theo đó, viễn cảnh tươi sáng của sự phục hồi về kinh tế này là tăng 9.000 tỉ USD vào thu nhập toàn cầu vào năm 2025.
Bà Georgieva nhấn mạnh sự cần thiết trong việc phân phối vắcxin công bằng và đồng đều trên toàn thế giới, ở cả các nước đang phát triển và các quốc gia giàu có, để thúc đẩy sự tự tin trong du lịch, đầu tư, thương mại và các hoạt động khác.
"Nếu có thể tăng tốc trong mọi lĩnh vực, chúng ta có thể tăng độ trong phục hồi và có thêm gần 9 ngàn tỉ USD vào thu nhập toàn cầu vào năm 2025. Điều này có thể làm thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các nước giàu với các nước nghèo", bà Georgieva nói.
Để làm được điều đó, thế giới cần sự hợp tác mạnh mẽ trong phát triển và phân phối vắcxin. Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế của IMF đã phát hành tuyên bố khẳng định tiếp cận công bằng và hợp lý đối với thuốc điều trị và vắcxin COVID-19 trên toàn cầu là chìa khóa để tránh những vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế thế giới.
Hiện nay trên thế giới đã có Cơ chế COVAX do Liên minh toàn cầu về vắcxin (Gavi), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng lãnh đạo. Mục tiêu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vắcxin COVID-19 vào cuối năm 2021 cho những người cần được tiêm vắcxin nhất trên toàn thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận