Phóng to |
Diễn viên Huỳnh Đông chuẩn bị một cảnh quay tại Nhật - Ảnh: VFC |
* Phan Bội Châu (1867-1940) là nhân vật lịch sử đã sống cách đây gần 100 năm. Hẳn khi nhận vai, Huỳnh Ðông cũng phải trăn trở?
- Bộ phim Người cộng sự đề cập đến giai đoạn Phan Bội Châu sang Nhật tìm đường cứu nước. Trong chuyến đi, ông đã gặp và có tình bạn đẹp với bác sĩ Asaba Sakitaro của Nhật Bản. Ðây là câu chuyện có thật nhưng ít người được biết. Bản thân tôi khi đọc kịch bản mới biết được câu chuyện này nên cảm thấy thích thú.
Ðã có phần nào kinh nghiệm trong việc đóng phim lịch sử qua hai bộ phim Vó ngựa trời Nam (vai tướng Huỳnh Văn Nghệ) và Thiên mệnh anh hùng (vai Nguyên Vũ - hậu duệ của Nguyễn Trãi), tôi hiểu rằng điều quan trọng là phải nắm được tinh thần, bối cảnh lịch sử để từ đó hình dung ra nhân vật và cách thể hiện khí chất cụ Phan Bội Châu trên màn ảnh ngay thời điểm hiện tại. Nếu khán giả xem phim và tin vào nhân vật là thành công.
* Ðiều khó khăn nhất với Huỳnh Ðông trong suốt quá trình quay là gì?
- Trở ngại lớn nhất đối với tôi là học, hiểu và diễn bằng tiếng Nhật. Phần lớn cảnh quay cụ Phan Bội Châu là ở Nhật và nói tiếng Nhật. Người cộng sự thu tiếng trực tiếp nên tôi phải nói tiếng Nhật sao cho có thể chấp nhận được. Chúng tôi được giao kịch bản trước nửa tháng để nghiên cứu và học thoại. Trong đoàn phim có ba đến bốn phiên dịch. Tổ diễn viên có một người lo. Ði đâu tôi cũng kè kè kịch bản và người phiên dịch để được giúp đỡ. May mà phim chỉ dài khoảng 100 phút, chứ dài 30 tập như các phim truyền hình khác thì... chết.
* Lần đầu tiên xuất ngoại đóng phim, cảm nhận của Huỳnh Ðông là gì?
- Cường độ làm việc khá căng. Chúng tôi luôn phải chạy đua với lịch quay. Hai ngày đầu nói thật tôi hơi bị dội, nhưng sau đó quen dần. Có những ngày chúng tôi quay xong 5g, 7g30 lại phải di chuyển đến cảnh quay khác. Cảnh quay khá xa nên mọi người ngủ trên xe là chủ yếu. Nhìn vào lịch làm việc như vậy có lẽ nhiều người thấy khủng khiếp. Nhưng đối với êkip sản xuất Nhật đó là chuyện thường ngày. Ðiều tôi ấn tượng nhất đó là tính chuyên nghiệp. Dù công việc hối hả nhưng tất cả mọi việc đều chạy ro ro vì họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng đâu ra đó. Trong suốt quá trình quay, lịch quay chỉ thay đổi kế hoạch hai lần do trời mưa.
* Cụ thể sự chuyên nghiệp như thế nào...?
- Trong đoàn phim diễn viên được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Chúng tôi chỉ lo diễn và diễn mà thôi. Tất cả công việc khác không phải nhúng tay vào. Khi diễn xong, diễn viên đều được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, có quạt mát, người đưa nước uống... Thậm chí có cả người lo việc đưa dép nhẹ để diễn viên đi thoải mái. Khi đến cảnh quay lại đi giày vào.
Ở VN đôi khi diễn viên phải lo nhiều thứ khác ngoài diễn như trang phục, trang điểm... Khi quay cảnh mình xong thì tìm một chỗ nào đó vật vờ chờ đến lượt sau quay tiếp... Biết là so sánh hơi khập khiễng vì công nghệ sản xuất phim của Nhật cao hơn VN rất nhiều, nhưng qua chuyến đi tôi mong một ngày không xa điện ảnh Việt cũng có được sự chuyên nghiệp như vậy.
Tôi thủ vai Cường Để - một vai nhỏ trong phim và chỉ xuất hiện trong vài phân cảnh. Dù chỉ là một vai nhỏ nhưng tôi cũng sang Nhật hai lần, mỗi lần một tuần để thực hiện những cảnh quay của mình. Các cảnh quay ở Nhật được thực hiện tại Tokyo, Kyoto, Osaka và vùng ngoại ô Osaka. Trong những ngày quay phim ở Nhật, cả tôi, Huỳnh Đông và Lan Phương đều rất phục tinh thần làm việc cũng như tính chuyên nghiệp của các bạn Nhật. Mặc dù đây là bộ phim truyền hình nhưng họ vẫn sử dụng máy quay phim nhựa. Các bối cảnh, phục trang đều được chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng, chăm chút. Những vị trí chủ chốt của đoàn như nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, diễn viên chính... đều có phòng riêng có bảng tên trước cửa phòng nơi phim trường với đầy đủ tiện nghi. Mỗi nhân vật chủ chốt đó đều có hai trợ lý “cơm bưng nước rót”, hỗ trợ mọi yêu cầu phục vụ cho việc làm phim. Riêng các diễn viên phụ khoảng 10 người nghỉ chung trong một phòng ở phim trường. Tuy là phòng chung nhưng mỗi diễn viên đều có “không gian riêng” như: ghế, kệ để đồ, sào treo quần áo... Có những ngày cao điểm quy tụ nhiều diễn viên và các nhân lực khác, cần tận dụng hết các phòng thì diễn viên chính như Huỳnh Đông sẽ được mời sang khách sạn nghỉ, nhường phòng riêng ở phim trường của mình lại cho các bộ phận khác. Cách đối xử với nghệ sĩ đầy trân trọng, chu đáo như thế khiến các diễn viên VN ban đầu rất ngại ngùng, và nghĩ đến cảnh làm phim trong nước mà thương cho nghệ sĩ mình. Thật tình mà nói thì chính cách đối xử, chăm sóc như thế khiến người nghệ sĩ khao khát được cống hiến hết mình và phải làm sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng. |
Phan Bội Châu trong bộ phim hợp tác Việt - Nhật Theo đạo diễn Ðỗ Thanh Hải (người chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất phía Ðài truyền hình Việt Nam): bộ phim Người cộng sự (đạo diễn Phạm Thanh Phong và Ayato Matsuda) là dự án phim đặc biệt, đánh dấu sự hợp tác sản xuất của VFC với Ðài truyền hình TBS (Tokyo Broadcasting System) là một trong những đài truyền hình lớn nhất của Nhật và có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh. Việc thực hiện dự án phim Người cộng sự nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa VTV và TBS. Ðây là dự án phim hợp tác đầu tiên và đúng dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Kịch bản do cả hai bên cùng xây dựng câu chuyện và đề cương chi tiết, sau đó biên kịch người Nhật viết chi tiết và phía Việt Nam tiếp tục bổ sung, hoàn thiện với sự phân tích, trao đổi của cả hai bên. Các diễn viên Nhật tham gia bộ phim này đều là những diễn viên nổi tiếng như Takei Emi, Ashida Mana... Trong đó diễn viên nổi tiếng của Nhật là Higashiyama Noriyuki vào vai bác sĩ Asaba Sakitaro - bạn của Phan Bội Châu và thương nhân Suzuki Tetsuya thời hiện tại. Dự kiến, Người cộng sự sẽ phát sóng lúc 20g ngày 19-9-2013 trên VTV1 và phát sóng đồng thời tại Nhật Bản.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Làm phim với các bạn Nhật có một sự kỹ lưỡng và chu đáo mà chúng tôi cần phải học, đó là sự trân trọng với tất cả những thành phần sáng tạo, đặc biệt là các diễn viên tham gia bộ phim. Sau cảnh quay cuối cùng của mỗi vai diễn, đoàn phim luôn dừng lại để bày tỏ sự cảm ơn các diễn viên đã hợp tác và mỗi diễn viên cũng được dành thời gian bày tỏ suy nghĩ với êkip làm phim và nói lời tạm biệt khi kết thúc vai diễn của mình. Ðiều này tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người nghệ sĩ và giúp họ thấy được trách nhiệm của mình khi làm việc”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận