26/12/2023 17:08 GMT+7

Houthi khai thác công nghệ theo dõi AIS để tấn công trên Biển Đỏ

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ và Ấn Độ Dương được nhóm phiến quân Houthi lên kế hoạch và được tin là có sự phối hợp của Iran, có thể sớm mở rộng sang Biển Địa Trung Hải.

Trực thăng quân sự Houthi bay trên tàu chở hàng Galaxy Leader ở Biển Đỏ ngày 20-11 - Ảnh: HOUTHI MILITARY MEDIA

Trực thăng quân sự Houthi bay trên tàu chở hàng Galaxy Leader ở Biển Đỏ ngày 20-11 - Ảnh: HOUTHI MILITARY MEDIA

Iran và lực lượng Houthi đã khai thác Hệ thống theo dõi tự động (AIS) để xác định vị trí và tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, theo tạp chí Asia Times.

AIS chỉ theo dõi được tàu thương mại

AIS là một hệ thống theo dõi trên tàu dùng để thông báo tên, vị trí, hướng đi và tốc độ của chúng. Hệ thống AIS được liên kết với la bàn con quay hồi chuyển, chỉ báo tốc độ rẽ và GPS của tàu.

Thông tin đó sẽ được gửi đến các tàu khác, các trạm chuyển tiếp ven biển và cũng có thể được truyền tới các vệ tinh hỗ trợ AIS.

Khoảng 99% tàu thương mại trên toàn thế giới sử dụng hệ thống AIS. Hệ thống này do Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) quy định sử dụng.

Bằng cách đọc hồ sơ đăng ký tàu, tình báo Iran có thể tìm ra tàu nào thuộc quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần của Israel hoặc nước ngoài.

Sau đó, họ gắn thẻ tàu để có thể theo dõi tấn công, khi chúng đi vào tầm bắn của máy bay không người lái hoặc tên lửa.

Chẳng hạn, cuộc tấn công ngày 23-12 của một máy bay không người lái Iran nhằm vào tàu Chem Pluto.

Đó là một tàu chở hóa chất "gắn cờ Liberia, Nhật Bản sở hữu và Hà Lan điều hành”, đã bị một máy bay không người lái tấn công một chiều xuất phát từ Iran, cách bờ biển Ấn Độ khoảng 200 hải lý (370km), theo Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tuy nhiên, một công ty an ninh hàng hải của Anh, Ambrey, cho biết Chem Pluto có một số liên kết với Israel. Nhưng Ambrey không cho biết rõ nguồn của thông tin này.

Chem Pluto chắc chắn đã phát sóng vị trí của mình bằng AIS (như trình theo dõi cho thấy).

Đối với tàu quân sự Mỹ, Houthi "cậy nhờ" Iran?

Tàu quân sự Mỹ cũng có hệ thống AIS nhưng không phải lúc nào cũng bật.

Kiểm tra các tàu Mỹ được xác định có liên quan đến các hoạt động ở Biển Đỏ, cho thấy: USS Carney, USS Mason và gần đây nhất là USS Laboon đều không hề bật hệ thống AIS.

Tất cả các tàu khu trục lớp Arleigh Burke này được trang bị Hệ thống tác chiến Aegis và radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), đa chức năng SPY-1DAEGIS.

Do đó, USS Mason được báo cáo lần cuối trên AIS vào ngày 30-11 tại vịnh Aden. Không có báo cáo nào kể từ ngày đó và con tàu được liệt kê là “ngoài tầm hoạt động”. Vị trí AIS được báo cáo cuối cùng của USS Carney là vào ngày 12-12-2022, trên bờ biển phía đông nước Mỹ.

USS Laboon vừa bắn hạ 2 tên lửa của Houthi, được báo cáo lần cuối ở Biển Azov vào ngày 18-6-2021.

Điều này có nghĩa là nhóm Houthi và Iran không thể sử dụng AIS để theo dõi tàu chiến Mỹ. Vậy họ dùng phương tiện gì?

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ tin rằng lực lượng Houthi được Iran hỗ trợ trong việc định vị tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ.

Iran đã bố trí một tàu gián điệp MV Saviz, giả dạng tàu dân sự.

Theo nguồn tin từ Chính phủ Mỹ, MV Saviz được trang bị mái vòm, radar cao cấp và 3 tàu cao tốc để nắm thông tin liên lạc từ tàu chiến Mỹ.

Iran đã tuyên bố có thể mở rộng mối đe dọa tới eo biển Gibraltar và Biển Địa Trung Hải.

Nhà Trắng cáo buộc Iran giúp Houthi tấn công tàu thuyền ở Biển ĐỏNhà Trắng cáo buộc Iran giúp Houthi tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

Mỹ cáo buộc Iran có tham gia trong việc lên kế hoạch và cung cấp thông tin tình báo giúp phiến quân Houthi tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên